So sánh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và định hướng tư bản chủ nghĩa

Ngày: 24/11/2023
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và nền kinh tế thị trường định hướng TBCN là hai hình thái khác nhau. Ở bài viết này, hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu về điểm khác biệt của hai hình thái này nhé!!

I. Điểm giống nhau

Hai hình thái kinh tế này có sự giống nhau biểu hiện ở chỗ, xuất phát từ tính khách quan của nó. Cả hai kiểu kinh tế thị trường này đều chịu sự tác động của cơ chế thị trường với hệ thống các  qui luật : qui luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh, qui luật lưu thông  tiền tệ … 
 
Cơ chế thị trường là gì? Ưu điểm và Khuyết tật - LyTuong.net

Đồng thời, cả nền kinh tế thị trường ở các nước TBCN và nền kinh tế thị  trường định hướng XHCN đều là các nền kinh tế hỗn hợp, tức là nền kinh tế thị  trường có sự điều tiết (quản lý) của nhà nước. Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước ở các nền kinh tế là khác nhau. Không có nền kinh tế thị trường thuần túy (hoàn hảo) chỉ vận hành theo cơ chế thị trường.

II. Điểm khác nhau

Sự khác nhau giữa nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và nền kinh tế thị  trường TBCN là ở mục tiêu, phương thức, mức độ can thiệp của nhà nước và sự  can thiệp này là do bản chất của nhà nước quyết định. Được thể hiện qua bảng sau:
 
Tiêu chí XHCN TBCN
Chế độ sở hữu Cơ chế thị trường trong nền kinh tế định hướng XHCN lại hoạt động trong môi trường của sự đa dạng các quan hệ sở hữu. Trong đó chế độ công hữu giữ vai trò nền tảng của nền kinh tế quốc dân, với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước Cơ chế thị trường trong nền kinh tế TBCN luôn hoạt động trên nền tảng của chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất, trong đó các công ty tư bản độc quyền giữ vai trò chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế
Tính định hướng Tính định hướng XHCN đòi hỏi trong khi phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phải củng cố và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế có khả năng điều tiết. Kinh tế nhà nước phải được củng cố và phát triển ở các vị trí then chốt của nền kinh tế, ở lĩnh vực an ninh quốc phòng … mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện thực hiện. NHẬN NGAY TÀI LIỆU ÔN THI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
Tính chất giai cấp của nhà nước và mục đích quản lý Sự can thiệp của nhà nước XHCN vào nền kinh tế lại nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của toàn thể nhân dân lao động, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sự quản lý của nhà nước luôn mang tính chất tư sản và trong khuôn khổ của chế độ tư sản với mục đích nhằm bảo đảm môi trường kinh tế – xã hội thuận lợi cho sự thống trị của giai cấp tư sản, cho sự bền vững của chế độ bóc lột TBCN.
Cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Cơ chế đó đảm bảo tính hướng dẫn điều khiển nền kinh tế nhiều thành phần hướng tới đích XHCN theo phương châm nhà nước điều tiết vĩ mô Ngược lại, kinh tế thị trường TBCN hoạt động dưới sự quản lí của Đảng tư sản cầm quyền.
Mối quan hệ tăng trưởng, phát triển kinh tế với công bằng xã hội Trong kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà nước chủ động giải quyết ngay từ đầu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Vấn đề công bằng xã hội không chỉ là phương tiện phát triển nền kinh tế hàng hoá mà còn là mục tiêu của chế độ xã hội mới. Vấn đề công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường TBCN chỉ được đặt ra khi mặt trái của cơ chế thị trường đã làm gay gắt các vấn đề xã hội, tạo ra nguy cơ bùng nổ xã hội, đe dọa sự tồn tại của CNTB.
Phân phối thu nhập Sự thành công của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN không chỉ dừng lại ở mức độ tăng trưởng kinh tế mà còn phải không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo tốt các vấn đề xã hội và công bằng bình đẳng trong xã hội. Tình hình đó đặt ra cho kinh tế thị trường định hướng XHCN phải kết hợp hài hoà ba vấn đề sau : Một là, kết hợp vấn đề lợi nhuận và vấn đề xã hội, đảm bảo cho các chủ thể kinh tế có được lợi nhuận cao, tạo điều kiện kinh tế chính trị – xã hội bình thường cho sự phát triển kinh tế. Hai là, kết hợp chặt chẽ nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội và nguyên tắc kinh tế hàng hoá: phân phối theo lao động, theo vốn, theo tài năng … trong đó nguyên tắc phân phối theo lao động là chính. Ba là, điều tiết phân phối thu nhập : nhà nước cần có chính sách giảm khoảng cách chênh lệch giữa lớp giàu và lớp nghèo. Mặt khác, có biện pháp bảo vệ thu nhập chính đáng của toàn xã hội. Một xu hướng đáng lưu ý là tuy nhà nước TBCN đã có ý thức tự điều chỉnh, dung hoà lợi ích của các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau để giảm bớt mâu thuẫn, ổn định chính trị, ổn định xã hội, vì mục tiêu phát triển kinh tế. Song, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là do sự chi phối điều tiết của các quy luật kinh tế của CNTB, của lợi ích giai cấp nên sự điều tiết của vẫn còn nhiều bất cập. 
 
Sự can thiệp của nhà nước nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển và công bằng chỉ có thể thực hiện được với một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó là nhà nước XHCN
 
Trên đây là toàn bộ nội dung so sánh giữa hai hình thái kinh tế này! Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, ghé ngay website Ôn thi sinh viên để tìm cho mình lộ trình ôn tập phù hợp nhé!!