Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội trong Triết học Mác Lênin
Ngày: 13/01/2024
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong học thuyết về hình thái kinh tế-xã hội là những yếu tố quan hệ biện chứng với nhau theo phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu trong bài viết này! NHẬN NGAY TÀI LIỆU ÔN TẬP TRIẾT HỌC MÁC LENIN TẠI ĐÂY
I. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội
1. Khái niệm
- Cơ sở hạ tầng: là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.
- Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai. Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế – xã hội.
- Kiến trúc thượng tầng: là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v. cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội, v.v. được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
- Mối yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật vận động phát triển riêng, nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều hình thành trên cơ sở hạ tầng.
- Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai. Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế – xã hội.
- Kiến trúc thượng tầng: là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v. cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội, v.v. được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
- Mối yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật vận động phát triển riêng, nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều hình thành trên cơ sở hạ tầng.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng thể hiện qua:
+ Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tông tương ứng với nó. Tính chất của kiến trúc thượng tầng là do tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định. Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp quyền, triết học, tôn giáo,... đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định.
+ Khi cơ sở hạ tầng thay đổi kéo theo kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. Quá trình thay đổi diễn ra không chỉ trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh tế – xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi hình thái kinh tế – xã hội. Sự thay đổi cơ sở hạ tầng dẫn đến làm thay đổi kiến trúc thượng tăng diễn ra rất phức tạp.
+ Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tông tương ứng với nó. Tính chất của kiến trúc thượng tầng là do tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định. Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp quyền, triết học, tôn giáo,... đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định.
+ Khi cơ sở hạ tầng thay đổi kéo theo kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. Quá trình thay đổi diễn ra không chỉ trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh tế – xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi hình thái kinh tế – xã hội. Sự thay đổi cơ sở hạ tầng dẫn đến làm thay đổi kiến trúc thượng tăng diễn ra rất phức tạp.
Xem thêm: Quy luật mâu thuẫn trong triết học
- Tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng:
+ Tất cả các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng đều có tác động đến cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, một yếu tố khác nhau có vai trò khác nhau, có cách thức tác động khác nhau.
+ Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều. Nếu kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tê phát triển; nếu tác động ngược lại, nó sẽ kìm hãm phát triển kinh tế, kìm hãm phát triển xã hội.
+ Tuy kiến trúc thượng tầng có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế, nhưng không làm thay đổi được tiến trình phát triển khách quan của xã hội.
II. Sự phát triển hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên
1. Khái quát phạm trù
- Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
- Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
- Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau. Các hình thái kinh tế - xã hội còn có quan hệ về gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác. Các quan hệ đó đều gắn bó chặt chẽ với quan hệ sản xuất, biến đổi cùng với sự biến đổi của quan hệ sản xuất.
- Hình thái kinh tế – xã hội là một hệ thống, trong đó, các mặt không ngừng tác động qua lại lẫn nhau tạo thành các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội.
- Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
- Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau. Các hình thái kinh tế - xã hội còn có quan hệ về gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác. Các quan hệ đó đều gắn bó chặt chẽ với quan hệ sản xuất, biến đổi cùng với sự biến đổi của quan hệ sản xuất.
- Hình thái kinh tế – xã hội là một hệ thống, trong đó, các mặt không ngừng tác động qua lại lẫn nhau tạo thành các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội.
Xem thêm: Các nguồn tài liệu hữu ích cho sinh viên
2. Nguyên nhân cho “Sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”
- Sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ quan của con người mà tuân theo các quy luật khách quan, đó là các quy luật của chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế – xã hội, là hệ thống các quy luật xã hội thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học,... Trong đó quan trọng và cơ bản nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quy luật kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng.
- Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại, của mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội suy đến cùng, xét đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội
- Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội, tức là quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế – xã hội trong lịch sử nhân loại và đó là sự phát triển của lịch sử xã hội loài người, có thể do sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan, những nhân tố giữ vai trò quyết định chính là sự tác động của các quy luật khách quan.
→ Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự, mà còn bao hàm cả sự bỏ qua, trong những điều kiện nhất định, một hoặc một vài hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
- Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại, của mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội suy đến cùng, xét đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội
- Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội, tức là quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế – xã hội trong lịch sử nhân loại và đó là sự phát triển của lịch sử xã hội loài người, có thể do sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan, những nhân tố giữ vai trò quyết định chính là sự tác động của các quy luật khách quan.
→ Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự, mà còn bao hàm cả sự bỏ qua, trong những điều kiện nhất định, một hoặc một vài hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
Mối quan hệ này là một trong những nội dung quan trọng của Triết học Mác - Lênin. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!!
Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)
Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT
Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)
Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT