Như chúng ta đã biết, đối với sinh viên kinh tế nói chung và sinh viên chuyên ngành kế toán – kiểm toán nói riêng thì môn
nguyên lý kế toán được ví như môn vỡ lòng và mang tính chất bắt buộc trong chương trình đào tạo. Hoặc nếu các bạn muốn tham gia các khóa học để trở thành kế toán tổng hợp thì bắt buộc bạn phải học qua hai môn là
nguyên lý kế toán và
kế toán tài chính.
Do đó, nếu bạn nào bị mất căn bản ngay từ môn này thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi học những môn tiếp theo vì nguyên lý kế toán là nền tảng khi đi sâu vào học chuyên ngành.
Thông thường, chúng ta hay cảm thấy bỡ ngỡ khi tiếp xúc một vấn đề mới, vì vậy có rất nhiều bạn gặp khó khăn khi học môn
nguyên lý kế toán. Hiểu được nhu cầu đó,
HL xin tổng hợp lại những cách học tốt môn
nguyên lý kế toán để các bạn tham khảo.
1. Hệ thống tài khoản kế toán phải thuộc lòng
Nhiều bạn cho rằng không nhất thiết phải thuộc lòng hệ thống tài khoản kế toán vì khi cần có thể lấy ra xem, nhưng như thế sẽ lấy rất nhiều thời gian của bạn khiến bạn cảm thấy bối rối và mất tập trung. Nếu không thuộc lòng bạn sẽ không thể làm được bài tập của mình một cách hiệu quả nhất, hơn nữa bạn sẽ cảm thấy bất lợi khi đi làm. Để thuận lợi hơn khi học, bạn nên viết ra giấy các số hiệu rồi tên các tài khoản kèm theo, viết nhiều lần và làm nhiều bài tập, như thế bạn có thể nhớ rất lâu và áp dụng rất nhanh vào bài tập.
HL có mẹo ghi nhớ sương sương cho TÀI KHOẢN KẾ TOÁN như sau:
a- Khái niệm
Hệ thống tài khoản kế toán ví dụ như: 111, 112, 152, 156,....
TK tổng hợp (hay còn gọi là tài khoản cha): 111 (tiền mặt),....
TK chi tiết (hay còn gọi là tài khoản con): 1111 (tiền mặt bằng VNĐ), 1112 (tiền mặt bằng ngoại tệ)
b- Mẹo nhớ hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC
- Danh sách các tài khoản phản ánh tài sản trong DN theo TT 200:
111,
112,
131,
133,
141,
152,
153,
155,
156,
211,
222,
242,
229,...
Điểm chung là: đều bắt đầu số 1 và số 2 - là TK phản ánh TÀI SẢN, trong đó
số hiệu bắt đầu số 1 - là
TK phản ánh TÀI SẢN NGẮN HẠN,
số hiệu bắt đầu số 2 - là
TK phản ánh TÀI SẢN DÀI HẠN.
- Danh sách các tài khoản phản ánh nguồn vốn trong DN theo TT 200:
331,
3331,
3334,
333,
334,
335,
341,
411,
441,
414,
421,....
Điểm chung là: đều bắt đầu số 3 và số 4 - là TK phản ánh NGUỒN VỐN, trong đó
số hiệu bắt đầu số 3 là
TK Phản ánh NỢ PHẢI TRẢ, số hiệu bắt đầu số 4 - là
TK phản ánh VỐN CHỦ SỞ HỮU.
Hệ thống tài khoản kế toán đầu 1, 2, 3
Hệ thống tài khoản kế toán đầu 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
2. Tự vẽ các mẫu sổ, mẫu bảng kế toán
Có rất nhiều bạn photo mẫu bảng ra trước, rồi đến khi làm bài tập lôi bảng ra chỉ có việc điền số liệu vào. Cách này sẽ chỉ dành cho những ngày đầu tiên thôi các bạn nhé. Vì các bạn không thể mang theo những mẫu photo đó đến hết con đường sự nghiệp kế toán của bạn được. Và cũng chỉ có 1 cách đó là tự vẽ mẫu. Cách này sẽ có cho bạn 2 lợi ích, 1 là các bạn sẽ hiểu được nó và khi điền số liệu vào cũng ít sai sót hơn và 2 là bạn nhớ luôn biểu mẫu rất có lợi cho công việc kế toán sau này. Cách rất dễ nhớ các bạn hãy thử áp dụng nhé.
3. Nhớ cách định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng cách làm thật nhiều bài tập
Để nhớ cách định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bạn phải chịu khó làm bài tập nguyên lý kế toán mà thầy cô cho trên lớp cũng như tìm thêm những tài liệu bên ngoài. Ngoài ra, các bạn có thể tự nghĩ ra các nghiệp vụ và định khoản chúng.
4. Nên học nhóm với nhau (cùng học Nguyên lý kế toán)
“Học thầy không tày học bạn”, học nhóm cũng là một trong những cách hiệu quả để học tốt môn nguyên lý kế toán. Chúng ta có thể tự thành lập một nhóm nhỏ để tập trung học với nhau, cùng nhau giải bài tập cũng như giúp giải đáp những thắc mắc. Nếu như gặp những vấn đề khó hơn thì có thể hỏi trực tiếp giảng viên.
Cộng đồng trao đổi nguyên lý kế toán lớn nhất >>
Tham gia
5. Tính cẩn thận trong kế toán
Với tính chất môn học không đòi hỏi bạn phải sáng tạo mà chỉ cần tính cẩn thận. Với kế toán, cẩn thận là một tính cách rất quan trọng, vì vậy, bạn phải tập cho mình tính cẩn thận ngay từ đầu nhé. Sai một ly đi một dặm.
Trên đây là 5 cách học tốt môn nguyên lý kế toán để giúp bạn thuận lợi hơn khi học môn vỡ lòng này. Sau môn này, còn rất nhiều môn học tiếp theo mà bắt buộc bạn phải có kiến thức của nguyên lý kế toán. Vì vậy, cố gắng học thật tốt môn này nhé!
Nguyên lý kế toán mới chỉ là môn học khởi đầu, còn nhiều khâu quan trọng và khó hơn nữa. Do vậy, nếu bạn không thể tự học được cho mình ngay từ những kiến thức cơ bản này thì nên theo học tại 1 trung tâm ôn thi hiệu quả và toàn diện cho sinh viên, vừa được học lại được làm bài kiểm tra thử, bạn sẽ thấy nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn.
Tham khảo thêm bộ tài liệu mới nhất 2020 để hỗ trợ học tập cùng Ôn thi sinh viên, đặt mua tại đây :
Onthisinhvien