Bằng lý luận và thực tiễn hãy chứng minh rằng, ý thức của con người không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo ra thế giới
Ngày: 05/03/2024
Để làm rõ cho câu “Ý thức của con người không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo ra thế giới” thì chúng ta sẽ phải phân tích vấn đề theo hai mặt, đó là: mặt lý luận và mặt thực tiễn. Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu trong bài viết này!

I. VỀ MẶT LÝ LUẬN
1. Ý thức là gì?
Như vậy, theo định nghĩa của triết học Mác-Lênin, ý thức là một phạm trù song song với phạm trù vật chất. Theo đó, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biên và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất.
2. Bản chất của ý thức
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan; là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc người.
+ Trong mối quan hệ với sự vật, ý thức chỉ là hình ảnh phản ánh sự vật, không phải là bản thân sự vật
+ Thế nào là “ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”? Điều này có thể được hiểu như sau:Ý thức được xem là hình ảnh về thế giới khách quan nhưng hình ảnh ấy lại bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện nhưng nó lại không thể còn giống nguyên như thế giới khách quan mà nó đã được cải biên thông qua lăng kính chủ quan của con người. Và theo tư tưởng của Mác thì: ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”
+ Còn về mặt đặc tính năng động, sáng tạo của ý thức thì đây là đặc trưng bản chất nhất của ý thức. Đặc tính này gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội cũng như là đặc tính căn bản cho thấy trình độ phản ánh ý thức của con người cao hơn so với phản ánh tâm lý của động vật. Những điều này được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm – sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chắt lọc và xử lí thông tin, dữ liệu cũng như lưu trữ thông tin trên cơ sở những gì đã có sẵn. Từ đó, có thể tạo ra những thông tin mới và khám phá ra được ý nghĩa của thông tin đã được tiếp nhận. Bên cạnh đó, đặc tính này còn được thể hiện trong quá trình con người tạo ra những giả tưởng, giả thuyết, huyền thoại, .. trong đời sống tinh thần của mình hay khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người.
+ Trong mối quan hệ với sự vật, ý thức chỉ là hình ảnh phản ánh sự vật, không phải là bản thân sự vật
+ Thế nào là “ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”? Điều này có thể được hiểu như sau:Ý thức được xem là hình ảnh về thế giới khách quan nhưng hình ảnh ấy lại bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện nhưng nó lại không thể còn giống nguyên như thế giới khách quan mà nó đã được cải biên thông qua lăng kính chủ quan của con người. Và theo tư tưởng của Mác thì: ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”
+ Còn về mặt đặc tính năng động, sáng tạo của ý thức thì đây là đặc trưng bản chất nhất của ý thức. Đặc tính này gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội cũng như là đặc tính căn bản cho thấy trình độ phản ánh ý thức của con người cao hơn so với phản ánh tâm lý của động vật. Những điều này được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm – sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chắt lọc và xử lí thông tin, dữ liệu cũng như lưu trữ thông tin trên cơ sở những gì đã có sẵn. Từ đó, có thể tạo ra những thông tin mới và khám phá ra được ý nghĩa của thông tin đã được tiếp nhận. Bên cạnh đó, đặc tính này còn được thể hiện trong quá trình con người tạo ra những giả tưởng, giả thuyết, huyền thoại, .. trong đời sống tinh thần của mình hay khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người.

Xem thêm: Quy luật mâu thuẫn trong triết học
3. Vai trò của ý thức đối với vật chất
- Trong quan hệ đối với vật chất thì ý thức được ra đời là nhờ có vật chất và ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
- Khi nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người vì ý thức ở đây là ý thức của con người. Nếu muốn thay đổi hiện thực, con người phải trực tiếp tiến hành những hoạt động vật chất thay vì hướng đến ý thức bởi bản thân ý thức tự nó sẽ không trực tiếp thay đổi được hiện thực. Tuy nhiên, mọi hoạt động của con người đều do ý thức quyết định, vì vậy, ý thức sẽ không trực tiếp tạo ra sự thay đổi mà vai trò của nó là trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan và từ cơ sở đó thì con người có thể xác định được mục tiêu, đưa ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương án tối ưu,... Và cuối cùng thì con người có thể thực hiện được mục tiêu của mình. Qua đây, ý thức đã thể hiện được sự tác động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
- Có hai hướng mà sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất có thể xảy ra, đó là: tích cực và tiêu cực. Khi con người có nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì lúc đó hành động của con người sẽ được coi là phù hợp với các quy luật khách quan. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Con người còn phải có năng lực vượt qua những thử thách trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu của mình. Nếu hai điều trên được con người kết hợp ăn ý thì cuối cùng thế giới được cải tạo – đây mới là sự tác động tích cực của ý thức. Mặt khác, nếu ý thức của con người phản ánh không đúng với hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng đi này của con người đã đi ngược lại với các quy luật khách quan, từ đó sẽ dẫn đến tác động tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan.
=> Vì vậy, ý thức có vai trò quyết định hành động, hoạt động thực tiễn của con người là đúng hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quá thông qua việc định hướng cho hoạt động của con người.
=> Tóm lại, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung và khả năng sáng tạo ý thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức; ý thức chỉ có khả năng tác động trở lại vật chất, sự tác động ấy không phải tự thân mà phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Sức mạnh của ý thức trong sự tác động này phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý thức, mức độ thâm nhập của ý thức vào những người hành động, trình độ tổ chức của con người và những điều kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất, trong đó con người hành động theo định hướng của ý thức.
- Khi nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người vì ý thức ở đây là ý thức của con người. Nếu muốn thay đổi hiện thực, con người phải trực tiếp tiến hành những hoạt động vật chất thay vì hướng đến ý thức bởi bản thân ý thức tự nó sẽ không trực tiếp thay đổi được hiện thực. Tuy nhiên, mọi hoạt động của con người đều do ý thức quyết định, vì vậy, ý thức sẽ không trực tiếp tạo ra sự thay đổi mà vai trò của nó là trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan và từ cơ sở đó thì con người có thể xác định được mục tiêu, đưa ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương án tối ưu,... Và cuối cùng thì con người có thể thực hiện được mục tiêu của mình. Qua đây, ý thức đã thể hiện được sự tác động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
- Có hai hướng mà sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất có thể xảy ra, đó là: tích cực và tiêu cực. Khi con người có nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì lúc đó hành động của con người sẽ được coi là phù hợp với các quy luật khách quan. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Con người còn phải có năng lực vượt qua những thử thách trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu của mình. Nếu hai điều trên được con người kết hợp ăn ý thì cuối cùng thế giới được cải tạo – đây mới là sự tác động tích cực của ý thức. Mặt khác, nếu ý thức của con người phản ánh không đúng với hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng đi này của con người đã đi ngược lại với các quy luật khách quan, từ đó sẽ dẫn đến tác động tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan.
=> Vì vậy, ý thức có vai trò quyết định hành động, hoạt động thực tiễn của con người là đúng hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quá thông qua việc định hướng cho hoạt động của con người.
=> Tóm lại, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung và khả năng sáng tạo ý thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức; ý thức chỉ có khả năng tác động trở lại vật chất, sự tác động ấy không phải tự thân mà phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Sức mạnh của ý thức trong sự tác động này phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý thức, mức độ thâm nhập của ý thức vào những người hành động, trình độ tổ chức của con người và những điều kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất, trong đó con người hành động theo định hướng của ý thức.
4. Vai trò của nhận thức, lý luận đối với thực tiễn
- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
+ Thực tiễn là cơ sở, là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức: Con người quan hệ với thế giới không phải bằng lý luận mà bằng thực tiễn. Và chính trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức của con người mới được hình thành và phát triển.
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Nhận thức phải quay về phục vụ thực tiễn. Kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Thông qua thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai. Nếu nhận thức là đúng thì nó sẽ phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại.
- Vai trò của lý luận đối với thực tiễn:
+ Lý luận khái quát kinh nghiệm, chỉ ra quy luật vận động của thực tiễn: Lý luận có nguồn gốc từ thực tiễn, do thực tiễn quy định, phụ thuộc vào thực tiễn, nhưng lý luận vẫn có tính độc lập đối với thực tiễn. Lý luận được sinh ra là để khái quát kinh nghiệm thực tiễn, chỉ ra tính bản chất, tính quy luật trong sự vận động, phát triển của thực tiễn. Do đó lý luận dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn, điều chỉnh hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao.
+ Thực tiễn là cơ sở, là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức: Con người quan hệ với thế giới không phải bằng lý luận mà bằng thực tiễn. Và chính trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức của con người mới được hình thành và phát triển.
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Nhận thức phải quay về phục vụ thực tiễn. Kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Thông qua thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai. Nếu nhận thức là đúng thì nó sẽ phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại.
- Vai trò của lý luận đối với thực tiễn:
+ Lý luận khái quát kinh nghiệm, chỉ ra quy luật vận động của thực tiễn: Lý luận có nguồn gốc từ thực tiễn, do thực tiễn quy định, phụ thuộc vào thực tiễn, nhưng lý luận vẫn có tính độc lập đối với thực tiễn. Lý luận được sinh ra là để khái quát kinh nghiệm thực tiễn, chỉ ra tính bản chất, tính quy luật trong sự vận động, phát triển của thực tiễn. Do đó lý luận dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn, điều chỉnh hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao.

Xem thêm: các cặp phạm trù cơ bản của triết học
+ Lý luận dự báo, định hướng cho hoạt động thực tiễn: Lý luận khoa học giúp con người nắm bắt quy luật vận động của thực tiễn.Nắm quy luật thực chất là nắm các mối quan hệ bản chất, tất yếu, quyết định chiều hướng vận động, phát triển của thực tiễn. Do vậy, lý luận có khả năng dự báo được sự vận động, phát triển của thực tiễn. Lý luận khoa học dự kiến sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong tương lai, từ đó chỉ ra phương hướng mới cho sự phát triển.
+ Lý luận giáo dục liên kết, tập hợp lực lượng, chỉ đạo và cải tạo thực tiễn: Lý luận không chỉ là sự giải thích thế giới, điều quan trọng hơn là cải tạo thế giới, phục vụ cho cuộc sống của con người. Ngoài khả năng nhìn thấy trước, dự báo tương lai, lý luận khoa học còn bao hàm cả ý nghĩa tự giác hình thành cái tương lai đó. Lý luận có vai trò giáo dục, tuyên truyền giác ngộ mục tiêu, lý tưởng, xác định phương pháp, biện pháp thực hiện, liên kết, tập hợp lực lượng tạo thành sức mạnh to lớn cải tạo tự nhiên, xã hội vì sự phát triển của các cá nhân và xã hội.
II. VỀ MẶT THỰC TIỄN
Ý thức là sản phẩm của quá trình hoạt động cải tạo thế giới của con người. Vì vậy, quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người là quá trình năng động sáng tạo, diễn ra theo 3 giai đoạn sau:
- Đầu tiên là sự trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Quá trình này diễn ra theo hai chiều, được định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết
- Tiếp theo là chuyển hóa đối tượng trong tư duy thành dạng hình ảnh trong tinh thần. Thực chất, đây là quá trình “sáng tạo lại” hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hóa các đối tượng vật chất để tạo thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất.
- Cuối cùng sẽ là đưa mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, hay còn được hiểu là quá trình hiện thực hóa ý tưởng. Việc này thực hiện được là nhờ thông qua hoạt động thực tiễn biến quan niệm thành thực tại. Trong quá trình này con người sẽ lựa chọn những phương pháp, công cụ,... nhằm tác động vào hiện thực khách quan để thực hiện mục đích của mình.
Sự tác động của ý thức xã hội là vô cùng lớn đối với con người; là kim chỉ nam, là động lực cho hoạt động thực tiễn. Vai trò chỉ đạo của ý thức được biểu hiện dưới vai trò của khoa học, văn hóa và tư tưởng là góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của thực tiễn và các tác động tiêu cực hay tích cực của ý thức đối với sự phát triển của tự nhiên và xã hội.
CÁC MINH CHỨNG THỰC TIỄN:
- Chủ nghĩa cộng sản là sự sáng tạo ra của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản:
Chủ nghĩa cộng sản là kết quả sự sáng tạo của đông đảo quần chúng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản được trang bị bằng lý luận của CN Mác-Lênin. Cách mạng là đổi mới, là sáng tạo. Cách mạng đã thực sự làm đổi thay cơ bản cơ cấu xã hội Việt Nam vốn đã tồn tại từ lâu, đưa đến một sự thay đổi lớn cho dân tộc và quần chúng dân nhân. Cách mạng tư tưởng góp phần không nhỏ đưa dân tộc ta thoát khỏi ách áp bức bóc lột, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, Đảng vẫn đóng vai trò quyết định sự đi lên, phát triển của đất nước thông qua sự lãnh đạo bằng các đường lối, chủ trương đúng đắn, sáng tạo. Trong bối cảnh tình hình đã có nhiều sự biến chuyển, khi đất nước đã có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, mặt bằng dân trí được nâng cao, mọi mặt đời sống đã hội nhập sâu với thế giới, xu thế toàn cầu hoá đóng vai trò chủ đạo, thì các đường lối, chủ trương, chính sách đã chứng minh được điều chỉnh phù hợp và nhận được sự đồng thuận cao của toàn dân trong các vấn đề trọng đại của đất nước. Đó là kết quả của tri thức và tri thức là khoa học, thể hiện sự không ngừng nâng cao khả năng nhận thức cho mỗi người. Tuy nhiên nếu tri thức không biến thành niềm tin và ý chí thì tự nó cũng không có vai trò gì đối với đời sống hiện thực cả.
- Đầu tiên là sự trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Quá trình này diễn ra theo hai chiều, được định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết
- Tiếp theo là chuyển hóa đối tượng trong tư duy thành dạng hình ảnh trong tinh thần. Thực chất, đây là quá trình “sáng tạo lại” hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hóa các đối tượng vật chất để tạo thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất.
- Cuối cùng sẽ là đưa mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, hay còn được hiểu là quá trình hiện thực hóa ý tưởng. Việc này thực hiện được là nhờ thông qua hoạt động thực tiễn biến quan niệm thành thực tại. Trong quá trình này con người sẽ lựa chọn những phương pháp, công cụ,... nhằm tác động vào hiện thực khách quan để thực hiện mục đích của mình.
Sự tác động của ý thức xã hội là vô cùng lớn đối với con người; là kim chỉ nam, là động lực cho hoạt động thực tiễn. Vai trò chỉ đạo của ý thức được biểu hiện dưới vai trò của khoa học, văn hóa và tư tưởng là góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của thực tiễn và các tác động tiêu cực hay tích cực của ý thức đối với sự phát triển của tự nhiên và xã hội.
CÁC MINH CHỨNG THỰC TIỄN:
- Chủ nghĩa cộng sản là sự sáng tạo ra của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản:
Chủ nghĩa cộng sản là kết quả sự sáng tạo của đông đảo quần chúng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản được trang bị bằng lý luận của CN Mác-Lênin. Cách mạng là đổi mới, là sáng tạo. Cách mạng đã thực sự làm đổi thay cơ bản cơ cấu xã hội Việt Nam vốn đã tồn tại từ lâu, đưa đến một sự thay đổi lớn cho dân tộc và quần chúng dân nhân. Cách mạng tư tưởng góp phần không nhỏ đưa dân tộc ta thoát khỏi ách áp bức bóc lột, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, Đảng vẫn đóng vai trò quyết định sự đi lên, phát triển của đất nước thông qua sự lãnh đạo bằng các đường lối, chủ trương đúng đắn, sáng tạo. Trong bối cảnh tình hình đã có nhiều sự biến chuyển, khi đất nước đã có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, mặt bằng dân trí được nâng cao, mọi mặt đời sống đã hội nhập sâu với thế giới, xu thế toàn cầu hoá đóng vai trò chủ đạo, thì các đường lối, chủ trương, chính sách đã chứng minh được điều chỉnh phù hợp và nhận được sự đồng thuận cao của toàn dân trong các vấn đề trọng đại của đất nước. Đó là kết quả của tri thức và tri thức là khoa học, thể hiện sự không ngừng nâng cao khả năng nhận thức cho mỗi người. Tuy nhiên nếu tri thức không biến thành niềm tin và ý chí thì tự nó cũng không có vai trò gì đối với đời sống hiện thực cả.
- Sản phẩm làm ra có một phần chất xám chính là ý thức con người tham gia vào quá trình tạo nên sản phẩm:
Ngày nay loài người có sức sáng tạo to lớn, đạt được những thành công, tạo ra các phát minh vượt trội là do con người phát huy được tối đa sức mạnh của tinh thần, đó chính là nền kinh tế tri thức. Sản phẩm làm ra có một phần chất xám. Mỗi sản phẩm tạo ra là sự đúc kết của tri thức của con người, tri thức tham gia cấu thành và tạo nên sản phẩm. Tác động của ý thức, mà chủ yếu là tri thức đối với con người là vô cùng to lớn. Nó không những là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn mà còn là động lực thực tiễn. Sự thành công hay thất bại của thực tiễn, tác động tích cực hay tiêu cực của ý thức đối với sự phát triển của tự nhiên, xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo của ý thức mà biểu hiện ra là vai trò của khoa học, văn hoá và tư tưởng.
- Tư tưởng hướng dẫn quần chúng nhân dân xóa bỏ chế độ cũ tạo ra chế độ mới:
Sự thay đổi trong mô hình xã hội cũng là một minh chứng thực tiễn của luận điểm trên. Các cuộc cách mạng bao giờ cũng được hướng dẫn bởi tư tưởng cách mạng , lấy tư tưởng cách mạng làm kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng cách mạng xâm nhập vào quần chúng, được quần chúng ủng hộ thì sẽ tạo ra động lực thúc đẩy quần chúng xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Điều này có thể được thấy rất rõ ràng trong cuộc cách mạng của CN tư bản, tư tưởng tư sản đã hướng dẫn quần chúng nhân dân xóa bỏ xã hội phong kiến, sáng tạo và xây dựng nên CN tư bản.
Đây là một trong những nội dung quan trọng của Triết học Mác - Lênin. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!!

Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)
Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT