Bài tập trắc nghiệm tham khảo Tuần 1 môn Giải tích 3
Ngày: 04/04/2024
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO MÔN GIẢI TÍCH 3
Nguồn: TS Lê Văn Tứ
Tuần 1
Câu hỏi chọn một đáp án đúngBài 1. Tính tổng chuỗi số \[\sum\limits_{n=1}^{\infty }{\left( \frac{3}{{{2}^{n}}}-\frac{4}{{{6}^{n}}} \right)}\].
A. $\frac{1}{3}$ B. $\frac{6}{5}$ C. $\frac{-4}{5}$ D. $\frac{11}{5}$
Bài 2. Tính tổng chuỗi $\sum\limits_{n=2}^{\infty }{\frac{1}{n\left( n+1 \right)\left( n+2 \right)}}$.
A. $\frac{1}{4}$ B. $\frac{1}{12}$ C. $\frac{1}{24}$ D. $\frac{1}{6}$
Bài 3. Gọi ${{S}_{n}}$ là tổng riêng của chuỗi $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{\text{ln}\left( 2+\frac{1}{n} \right)}$. Mệnh đề nào sau đây về ${{S}_{n}}$ là sai?
A. ${{S}_{n}}>0$. B. Dãy ${{\left\{ {{S}_{n}} \right\}}_{n}}$ là dãy tăng
C. $\underset{n\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,{{S}_{n}}=\text{ln}2$ D. $\underset{n\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,{{S}_{n}}=+\infty $
Bài 4. Chuỗi số nào sau đây là chuỗi phân kì?
A. $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{\text{sin}\frac{1}{{{n}^{2}}}}$. B. $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{\text{cos}\frac{1}{{{n}^{2}}}}$
C. $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{\text{arctan}\frac{1}{{{n}^{2}}}}$. D. $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{\text{arcsin}\frac{1}{{{n}^{2}}}}$
Bài 5. Với giá trị nào của $\alpha $ thì chuỗi số $\sum\limits_{n=2}^{\infty }{\frac{1}{n\text{l}{{\text{n}}^{\alpha }}n}}$ hội tụ?
A. $\alpha =-1$. B. $\alpha =0$. C. $\alpha =1$. D. $\alpha =2$.
Bài 6. Biết chuỗi $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{\frac{\text{arctan}\left( {{n}^{2}} \right)+{{n}^{\alpha }}}{{{n}^{3}}}}$ phân kì. Mệnh đề nào sau đây đúng về giá trị của $\alpha $ ?
A. $\alpha <2$. B. $\alpha >2$.
C. ${{\alpha }^{2}}>2$. D. $\alpha \ne 2$.
THAM KHẢO BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN GIẢI TÍCH 3 TUẦN 2 THẦY TỨ. Tại đây
Các câu hỏi có nhiều đáp án đúngBài 7. Các phát biểu nào sau đây đúng? Với các phát biểu sai, chỉ ra phản ví dụ.
A.Nếu $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{a}_{n}}},\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{b}_{n}}}$ cùng phân kỳ thì $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{\left( {{a}_{n}}+{{b}_{n}} \right)}$ phân kỳ
B. Nếu $\underset{n\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,{{a}_{n}}$ không tồn tại thì \[\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{a}_{n}}}\] phân kì.
C.Nếu $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{a}_{n}}}$ phân kỳ thì $\underset{n\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,{{a}_{n}}\ne 0$
D. Nếu $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{a}_{n}}},\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{b}_{n}}}$ hội tụ và $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{c}_{n}}}$ phân kì thì $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{\left( {{a}_{n}}+{{b}_{n}}+{{c}_{n}} \right)}$ phân kì.
E.Nếu $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{a}_{n}},\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{b}_{n}}}}$ hội tụ với $\forall n\ge 1,{{b}_{n}}\ne 0$ thì $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{\frac{{{a}_{n}}}{{{b}_{n}}}}$ hội tụ
F.Nếu $\forall n\ge 1,{{a}_{n}}<{{b}_{n}}$ và $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{a}_{n}}}$phân kỳ thì $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{b}_{n}}}$phân kỳ
Bài 8. Cho $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{a}_{n}}},\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{b}_{n}}}$ là các chuỗi số dương. Các phát biểu nào sau đây đúng? Với các phát biểu sai, chỉ ra phản ví dụ.
A. Nếu $\underset{n\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{{{a}_{n}}}{{{b}_{n}}}=0$ và $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{b}_{n}}}$ hội tụ thì $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{a}_{n}}}$ hội tụ.
B.Nếu $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{a}_{n}}},\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{b}_{n}}}$ phân kỳ thì $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{a}_{n}}{{b}_{n}}}$ phân kỳ.
C. Nếu $\underset{n\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{{{a}_{n}}}{{{b}_{n}}}=2$ và $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{b}_{n}}}$ hội tụ thì $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{a}_{n}}}$ hội tụ.
D.Nếu $\underset{n\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{{{a}_{n}}}{{{b}_{n}}}=\infty $và $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{b}_{n}}}$ hội tụ thì $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{a}_{n}}}$ hội tụ
E. Nếu $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{b}_{n}}}$ và $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{a}_{n}}}$ hội tụ thì $\underset{n\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{{{a}_{n}}}{{{b}_{n}}}$ tồn tại.
F. Nếu $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{a}_{n}}}$, $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{b}_{n}}}$cùng phân kì thì \[\sum\limits_{n=1}^{\infty }{\left( {{a}_{n}}+{{b}_{n}} \right)}\] phân kì.
Bài 9. Chuỗi số nào sau đây là chuỗi hội tụ?
A. $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{\left( \text{arctan}\frac{1}{n} \right)}^{n}}}$. B. $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{(\text{arctan}n)}^{n}}}$. C. $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{\left( \text{arcsin}\frac{1}{n} \right)}^{n}}}$.
D. $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{\left( \text{arccot}\frac{1}{n} \right)}^{n}}}$. E. $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{(\text{arccot}n)}^{n}}}$. F. $\sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{\left( \text{arccos}\frac{1}{n} \right)}^{n}}}$.
Bài 10. Với giá trị nào của $\alpha $ thì chuỗi số \[\sum\limits_{n=1}^{\infty }{\frac{1}{{{n}^{\alpha }}+\text{cos}n}}\] hội tụ.
A. $\alpha =0$. B. $\alpha =\frac{1}{2}$. C. $\alpha =1$.
D. $\alpha =\frac{3}{2}$. E. $\alpha =2$. F. $\alpha =\frac{5}{2}$.
.
Chinh phục Giải tích 2 - Bứt phá điểm cao! tại đây
Ôn thi cấp tốc - giật ngay điểm A Giải tích 3 tại đây
Ôn thi cấp tốc - giật ngay điểm A Giải tích 3 tại đây
Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn! Nhận ngay nhiều tải liệu giải tích III được cập nhật mới nhất tại Góc ôn thi HUST - tài liệu và đề thi
Tham gia nhóm Zalo "Ôn thi Giải tích 2, 3" là nơi chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm ôn thi và các đề thi thử; giải đáp thắc mắc, trao đổi kiến thức và bí quyết ôn thi; đồng thời cổ vũ, động viên và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình ôn tập.
Group zalo:
Ôn thi Giải tích 3: đã đầy 1000 thành viên
Ôn thi Giải tích 3 Plus: https://zalo.me/g/glsuur012
Ôn thi Giải tích 2: https://zalo.me/g/brjkwr032
Group zalo:
Ôn thi Giải tích 3: đã đầy 1000 thành viên
Ôn thi Giải tích 3 Plus: https://zalo.me/g/glsuur012
Ôn thi Giải tích 2: https://zalo.me/g/brjkwr032