Việc kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến đưa đến những thắng lợi nào? Trình bày khái quát những thắng lợi đó
Ngày: 06/03/2024
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa đấu tranh quân sự và ngoại giao là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thắng lợi của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài viết sẽ phân tích vai trò của từng mặt trận và sự phối hợp chặt chẽ giữa hai mặt trận, góp phần làm nên những mốc son lịch sử như chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ. Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu nhé!

- Bước vào năm 1953, nhân dân Việt Nam đã trải qua bảy năm kháng chiến, chúng ta đã vượt qua thời kỳ khó khăn khi lực lượng còn non trẻ phải hoàn toàn tự lực cánh sinh đánh địch trong vòng vây. Từ sau chiến thắng Biên giới 1950, Việt Nam đã nối liền với hậu phương các nước xã hội chủ nghĩa, các nước dân chủ lần lượt công nhận nước ta. Ðây cũng là điều kiện quan trọng trên mặt trận đấu tranh ngoại giao.
- Ngày 7/5/1953, được sự thỏa thuận của Mỹ, Chính phủ Pháp cử tướng Nava làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Nava đề ra kế hoạch quân sự với hi vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Việc kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì đấu tranh quân sự là động lực chính để đấu tranh ngoại giao. Người nói: “Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”
1. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 - 1954
- Cuối tháng 9/1945, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp ở Việt Bắc để bàn về kế hoạch quân sự trong Đông – Xuân 1953 – 1954.
- Nắm vững nhiệm vụ tiêu diệt địch là chính, phương hướng chiến lược của ta trong Đông – Xuân 1953 1954 là: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng ta không thể bỏ, do phải phân tán lực lượng mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”.
- Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, trong Đông – Xuân 1953 – 1954, quân ta mở một loạt chiến dịch tiến công địch ở hầu khắp các hướng chiến lược trên chiến trường Đông Dương:
• Ngày 10/12/1953, chủ lực ta tiến công thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên) được giải phóng. Nava buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ tăng cường cho Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung binh lực thứ hai của Pháp.
• Đầu tháng 12/1953, liên quân Lào - Việt tiến công địch ở Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xavannakhet và căn cứ Xênô. Nava buộc phải tăng cường cho Xênô. Xênô trở thành nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp.
• Cuối tháng 1/1954, liên quân Lào - Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu và toàn tỉnh Phongxalì. Nava vội dùng đường hàng không đưa quân từ đồng bằng Bắc Bộ tăng cường cho Luông Phabang và Mường Sài. Luông Phabang và Mường Sài trở thành nơi tập trung binh lực thứ tư của Pháp.
• Đầu tháng 2/1954, ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum, uy hiếp Plâyku. Pháp buộc phải bỏ dở cuộc tiến công Tuy Hòa (Phú Yên) để tăng cường lực lượng cho Plâyku và Plâyku trở thành nơi tập trung binh lực thứ năm của Pháp.
- Nắm vững nhiệm vụ tiêu diệt địch là chính, phương hướng chiến lược của ta trong Đông – Xuân 1953 1954 là: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng ta không thể bỏ, do phải phân tán lực lượng mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”.
- Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, trong Đông – Xuân 1953 – 1954, quân ta mở một loạt chiến dịch tiến công địch ở hầu khắp các hướng chiến lược trên chiến trường Đông Dương:
• Ngày 10/12/1953, chủ lực ta tiến công thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên) được giải phóng. Nava buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ tăng cường cho Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung binh lực thứ hai của Pháp.
• Đầu tháng 12/1953, liên quân Lào - Việt tiến công địch ở Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xavannakhet và căn cứ Xênô. Nava buộc phải tăng cường cho Xênô. Xênô trở thành nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp.
• Cuối tháng 1/1954, liên quân Lào - Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu và toàn tỉnh Phongxalì. Nava vội dùng đường hàng không đưa quân từ đồng bằng Bắc Bộ tăng cường cho Luông Phabang và Mường Sài. Luông Phabang và Mường Sài trở thành nơi tập trung binh lực thứ tư của Pháp.
• Đầu tháng 2/1954, ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum, uy hiếp Plâyku. Pháp buộc phải bỏ dở cuộc tiến công Tuy Hòa (Phú Yên) để tăng cường lực lượng cho Plâyku và Plâyku trở thành nơi tập trung binh lực thứ năm của Pháp.

Xem thêm: Phân tích nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)?
• Phối hợp với mặt trận chính, ở vùng sau lưng địch, phong trào du kích phát triển mạnh ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình - Trị - Thiên, đồng bằng Bắc Bộ, ..
=> Ý nghĩa: Kế hoạch quân sự Nava bước đầu bị phá sản, Chiến thắng Đông – Xuân 1953 – 1954 đã chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho ta mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ.
2. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
- Đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
- Đầu tháng 3/1954 công tác chuẩn bị mọi mặt hoàn tất. Ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra qua 3 đợt:
- Đợt 1 (13/3 đến 17/3/1954): quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến gần 2.000 địch.
- Đợt 2 (30/3 đến 26/4/1954): quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm như E1, D1, C1, C2, A1, ... ta chiếm phần lớn các cứ điểm của địch, tạo điều kiện bao vây, chia cắt, khống chế địch. Sau đợt này, Mỹ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ. Ta kịp thời khắc phục khó khăn về tiếp tế, nâng cao quyết tâm giành thắng lợi.
- Đợt 3 (1/5 đến 7/5/1954): quân ta đồng loạt tiến công khu Trung tâm và phân khu Nam, lần lượt tiêu diệt các căn cứ còn lại của địch. Chiều 7/5, ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17h30 ngày 7/5/1954, Tướng Đờ Caxtơri cùng toàn bộ Ban tham mưu địch đầu hàng và bị bắt sống.
- Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi.
=> Ý nghĩa:
- Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va.- Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.
- Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
- Đầu tháng 3/1954 công tác chuẩn bị mọi mặt hoàn tất. Ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra qua 3 đợt:
- Đợt 1 (13/3 đến 17/3/1954): quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến gần 2.000 địch.
- Đợt 2 (30/3 đến 26/4/1954): quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm như E1, D1, C1, C2, A1, ... ta chiếm phần lớn các cứ điểm của địch, tạo điều kiện bao vây, chia cắt, khống chế địch. Sau đợt này, Mỹ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ. Ta kịp thời khắc phục khó khăn về tiếp tế, nâng cao quyết tâm giành thắng lợi.
- Đợt 3 (1/5 đến 7/5/1954): quân ta đồng loạt tiến công khu Trung tâm và phân khu Nam, lần lượt tiêu diệt các căn cứ còn lại của địch. Chiều 7/5, ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17h30 ngày 7/5/1954, Tướng Đờ Caxtơri cùng toàn bộ Ban tham mưu địch đầu hàng và bị bắt sống.
- Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi.
=> Ý nghĩa:
- Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va.- Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.
- Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
3. Hội nghị Giơnevơ
- Từ cuối năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố về lập trường của Việt Nam là: “Chính phủ Pháp phải thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam”, mở đường cho đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ.
- Ngày 8/5/1954, phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến Hội nghị. Ngày 21/7/1954, Hội nghị thông qua Bản Tuyên bố cuối cùng về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương.
- Nội dung Bản Tuyên bố nêu rõ: Pháp và các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Campuchia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đó; cam kết chấm dứt cuộc chiến tranh và lập lại hòa bình trên bán đảo Đông Dương.
- Ý nghĩa: Đây là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia; đánh dấu kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam và mở đường cho cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất hoàn toàn cho nhân dân ba nước Đông Dương sau này.
=> Ý nghĩa:
- Bảo vệ và phát triển thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám; củng cố, phát triển chế độ dân chủ nhân dân trên tất cả các lĩnh vực; mang niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến; giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo tiền đề để Đảng đưa miền Bắc quá độ lên CNXH.
- Có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam; lan tỏa rộng lớn trong khu vực và mang tầm vóc thời đại sâu sắc
- Đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn của quân đội nhà nghề có tiềm lực quân sự và kinh tế hùng mạnh. Lần đầu tiên trong lịch sử phong trào giải phóng dân tộc, một nước thuộc địa nhỏ bé đánh thắng một cường quốc thực dân, có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ ở các châu lục Á, Phi, Mỹ Latinh.
Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn! Nhận ngay TÀI LIỆU ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG TẠI ĐÂY!!
- Ngày 8/5/1954, phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến Hội nghị. Ngày 21/7/1954, Hội nghị thông qua Bản Tuyên bố cuối cùng về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương.
- Nội dung Bản Tuyên bố nêu rõ: Pháp và các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Campuchia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đó; cam kết chấm dứt cuộc chiến tranh và lập lại hòa bình trên bán đảo Đông Dương.
- Ý nghĩa: Đây là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia; đánh dấu kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam và mở đường cho cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất hoàn toàn cho nhân dân ba nước Đông Dương sau này.
=> Ý nghĩa:
- Bảo vệ và phát triển thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám; củng cố, phát triển chế độ dân chủ nhân dân trên tất cả các lĩnh vực; mang niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến; giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo tiền đề để Đảng đưa miền Bắc quá độ lên CNXH.
- Có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam; lan tỏa rộng lớn trong khu vực và mang tầm vóc thời đại sâu sắc
- Đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn của quân đội nhà nghề có tiềm lực quân sự và kinh tế hùng mạnh. Lần đầu tiên trong lịch sử phong trào giải phóng dân tộc, một nước thuộc địa nhỏ bé đánh thắng một cường quốc thực dân, có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ ở các châu lục Á, Phi, Mỹ Latinh.
Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn! Nhận ngay TÀI LIỆU ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG TẠI ĐÂY!!
Chúc các bạn học tốt!

Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)
Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT