Trình bày hai xu hướng phát triển khách quan của dân tộc và biểu hiện của nó trong giai đoạn hiện nay?
Ngày: 27/01/2024
Khi nghiên cứu về dân tộc và phong trào dân tộc trong chủ nghĩa tư bản, Lênin đã phân tích và chỉ ra hai xu hướng phát triển có tính khách quan của dân tộc. Cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu nhé!
![](https://storage.googleapis.com/onthisinhvien.appspot.com/images/115159708-1706348374002-biathang1214.jpg)
1. Hai xu hướng phát triển khách quan của dân tộc
- Thứ nhất, xu hướng cộng đồng dân cư muốn TÁCH RA để hình thành cộng đồng dân tộc độc lập
+ Ở các quốc gia gồm nhiều cộng đồng dân cư có nguồn gốc tộc người khác nhau, trong quá trình phát triển, sự trưởng thành của ý thức tộc người và sự thức tỉnh về chủ quyền của mình, các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập.
+ Xu hướng này phát huy tác động nổi bật trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản khi mà
ý thức tự giác tộc người ngày càng trưởng thành đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh tự do gay gắt diễn ra ở những quốc gia tư bản chủ nghĩa đa tộc người và nó vẫn tiếp tục phát huy tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- Thứ hai, xu hướng các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn LIÊN HIỆP lại với nhau.
+ Xuất phát từ sự thống nhất những lợi ích về kinh tế, chính trị, văn hóa hoặc vị trí địa lý, môi trường..., các dân tộc trong từng quốc gia và các quốc gia dân tộc trên thế giới muốn liên hợp lại với nhau.
+ Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hóa trong xã hội tư bản đưa đến sự phụ thuộc, tác động qua lại lẫn nhau giữa các dân tộc, từ đó, làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, tạo nên mối quan hệ quốc gia và quốc tế rộng lớn giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau
+ Ở các quốc gia gồm nhiều cộng đồng dân cư có nguồn gốc tộc người khác nhau, trong quá trình phát triển, sự trưởng thành của ý thức tộc người và sự thức tỉnh về chủ quyền của mình, các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập.
+ Xu hướng này phát huy tác động nổi bật trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản khi mà
ý thức tự giác tộc người ngày càng trưởng thành đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh tự do gay gắt diễn ra ở những quốc gia tư bản chủ nghĩa đa tộc người và nó vẫn tiếp tục phát huy tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- Thứ hai, xu hướng các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn LIÊN HIỆP lại với nhau.
+ Xuất phát từ sự thống nhất những lợi ích về kinh tế, chính trị, văn hóa hoặc vị trí địa lý, môi trường..., các dân tộc trong từng quốc gia và các quốc gia dân tộc trên thế giới muốn liên hợp lại với nhau.
+ Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hóa trong xã hội tư bản đưa đến sự phụ thuộc, tác động qua lại lẫn nhau giữa các dân tộc, từ đó, làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, tạo nên mối quan hệ quốc gia và quốc tế rộng lớn giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau
+ Xu hướng này phát huy tác động nổi bật trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi mà các tộc người cũng như các quốc gia đứng trước những sức ép mạnh mẽ từ bên ngoài, nhất là từ những thế lực đế quốc.
2. Biểu hiện của hai xu hướng phát triển khách quan của dân tộc trong giai đoạn hiện nay
- Xu hướng thứ nhất thể hiện rất nổi bật thành:
+ Phong trào giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc của các dân tộc bị áp bức, nô dịch đối với những dân tộc thuộc địa, bị phụ thuộc...
+ Thành chiến lược “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ” chống can thiệp, chia rẽ, lật đổ, khẳng định quyền tự quyết dân tộc của các quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế...
+ Cuộc đấu tranh để thoát khỏi sự kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc...
+ Cuộc đấu tranh để thoát khỏi tình trạng bị đồng hóa cưỡng bức của các dân tộc nhỏ dưới ách áp bức của các nước tư bản chủ nghĩa đối với những dân tộc đã giành được độc lập...
Ví dụ: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là cuộc cách mạng vĩ đại của lịch sử nước nhà dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước đã đoàn kết, anh dũng đứng lên đấu tranh đánh đổ hoàn toànchế độ đô hộ, áp bức, bóc lột hàng trăm năm của bọn thực dân, phát xít, phong kiến đế lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mang lại nền độc lập tự do nước nhà, xây dựng đất nước vững bước đi lên CNXH
- Xu hướng thứ hai biểu hiện thành:
+ Sự tham gia ngày càng nhiều của các dân tộc vào các tổ chức, các diễn đàn liên kết, hợp tác quốc tế và khu vực trên cơ sở lợi ích chung về kinh tế, về chính trị, văn hoá, quân sự hay cùng giải quyết những vấn đề chung của nhân loại như ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường sinh thái, khắc phục nạn đói thường xuyên xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, chống lại những căn bệnh hiểm nghèo ...
+ Sự xích lại gần nhau để trở thành một quốc gia thống nhất theo nguyên trạng đã từng hình thành trong lịch sử đối với những dân tộc còn bị chia cắt...
Ví dụ:
- Do những yếu tố đặc thù của nền kinh tế trồng lúa nước, một kết cấu nông thôn bền chặt sớm xuất hiện để tạo ra một nền nông nghiệp, từ đó cùng nhau thúc đẩy và phát triển nền kinh tế và đến nay được xem là nền kinh tế chủ yếu của Việt Nam
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với mục tiêu đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và tăng cường hợp tác kinh tế đã được nhiều thành tựu to lớn, khẳng định vị thế của một tổ chức vững mạnh, liên kết sâu rộng và là đối tác quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế
=> Hai xu hướng có sự thống nhất biện chứng với nhau trong sự phát triển của mỗi quốc gia và toàn nhân loại. Chúng luôn có sự tác động qua lại, hỗ trợ cho nhau nhưng sẽ để lại hậu quả tiêu cực, khó lường nếu vi phạm mối quan hệ biện chứng này.
+ Phong trào giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc của các dân tộc bị áp bức, nô dịch đối với những dân tộc thuộc địa, bị phụ thuộc...
+ Thành chiến lược “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ” chống can thiệp, chia rẽ, lật đổ, khẳng định quyền tự quyết dân tộc của các quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế...
+ Cuộc đấu tranh để thoát khỏi sự kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc...
+ Cuộc đấu tranh để thoát khỏi tình trạng bị đồng hóa cưỡng bức của các dân tộc nhỏ dưới ách áp bức của các nước tư bản chủ nghĩa đối với những dân tộc đã giành được độc lập...
Ví dụ: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là cuộc cách mạng vĩ đại của lịch sử nước nhà dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước đã đoàn kết, anh dũng đứng lên đấu tranh đánh đổ hoàn toànchế độ đô hộ, áp bức, bóc lột hàng trăm năm của bọn thực dân, phát xít, phong kiến đế lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mang lại nền độc lập tự do nước nhà, xây dựng đất nước vững bước đi lên CNXH
- Xu hướng thứ hai biểu hiện thành:
+ Sự tham gia ngày càng nhiều của các dân tộc vào các tổ chức, các diễn đàn liên kết, hợp tác quốc tế và khu vực trên cơ sở lợi ích chung về kinh tế, về chính trị, văn hoá, quân sự hay cùng giải quyết những vấn đề chung của nhân loại như ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường sinh thái, khắc phục nạn đói thường xuyên xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, chống lại những căn bệnh hiểm nghèo ...
+ Sự xích lại gần nhau để trở thành một quốc gia thống nhất theo nguyên trạng đã từng hình thành trong lịch sử đối với những dân tộc còn bị chia cắt...
Ví dụ:
- Do những yếu tố đặc thù của nền kinh tế trồng lúa nước, một kết cấu nông thôn bền chặt sớm xuất hiện để tạo ra một nền nông nghiệp, từ đó cùng nhau thúc đẩy và phát triển nền kinh tế và đến nay được xem là nền kinh tế chủ yếu của Việt Nam
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với mục tiêu đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và tăng cường hợp tác kinh tế đã được nhiều thành tựu to lớn, khẳng định vị thế của một tổ chức vững mạnh, liên kết sâu rộng và là đối tác quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế
=> Hai xu hướng có sự thống nhất biện chứng với nhau trong sự phát triển của mỗi quốc gia và toàn nhân loại. Chúng luôn có sự tác động qua lại, hỗ trợ cho nhau nhưng sẽ để lại hậu quả tiêu cực, khó lường nếu vi phạm mối quan hệ biện chứng này.
![](https://storage.googleapis.com/onthisinhvien.appspot.com/images/594560015-1700815560320-cackhoacnxhkh.jpg)
Xem thêm: Tổng ôn CNXHKH chi tiết nhất
Trên đây là toàn bộ nội dung về hai xu hướng khách quan. NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU ÔN TẬP SIÊU HOT CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TẠI ĐÂY!!
Chúc các bạn học tốt <3
![](https://storage.googleapis.com/onthisinhvien.appspot.com/images/466115489-1732348837975-z6058966788610_5781baf9abdb99f6480f472c80d2b2b4.jpg)
Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)
Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT