Trình bày đặc trưng của mô hình Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Ngày: 09/01/2024
Như mọi người đã biết, kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ảnh trình độ phát triển nhất định của văn minh nhân loại. Từ trước đến nay nó tồn tại và phát triển chủ yếu dưới chủ nghĩa tư bản, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu nhé!
![](https://storage.googleapis.com/onthisinhvien.appspot.com/images/414625754-1704789123874-nenkttt.png)
1. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì?
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế - xã hội vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi mà Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra cho mô hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được mô tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi mà Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra cho mô hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được mô tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội.
(Theo Luật sư Lê Minh Trường )
2. Mục tiêu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phương thức phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật CNXH, nâng cao đời sống nhân dân với mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"
3. Đặc trưng của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
a) Quan hệ sở hữu và các thành phần kinh tế
- Sở hữu được hiểu là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của quá trình sản xuất và kết quả lao động tương ứng của quá trình sản xuất hay tái sản xuất ấy trong điều kiện lịch sử nhất định
- Khi đề cập tới sở hữu hàm ý trong đó có chủ thể sở hữu, đối tượng sở hữu và lợi ích từ đối tượng sở hữu. Mục đích của chủ sở hữu là nhằm thực hiện những lợi ích từ đối tượng sở hữu. Sở hữu chịu sự quy định trực tiếp của trình độ LLSX mà xã hội ấy đang vận động
- Sở hữu được hiểu là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của quá trình sản xuất và kết quả lao động tương ứng của quá trình sản xuất hay tái sản xuất ấy trong điều kiện lịch sử nhất định
- Khi đề cập tới sở hữu hàm ý trong đó có chủ thể sở hữu, đối tượng sở hữu và lợi ích từ đối tượng sở hữu. Mục đích của chủ sở hữu là nhằm thực hiện những lợi ích từ đối tượng sở hữu. Sở hữu chịu sự quy định trực tiếp của trình độ LLSX mà xã hội ấy đang vận động
- Sở hữu bao hàm nội dung kinh tế và nội dung pháp lý. Về nội dung kinh tế, sở hữu là điều kiện của sản xuất. Về nội dung pháp lý, sở hữu thể hiện những quy định mang tính chất pháp luật về quyền hạn, nghĩa vụ của chủ thể sở hữu.
- Nền Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tồn tại nhiều hình thức sở hữu (sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu hỗn hợp), nhiều thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài). Trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển => Các thành phần kinh tế này hợp tác cạnh tranh bình đẳng với nhau trước pháp luật.
b) Về quan hệ quản lý nền kinh tế
- Đảng lãnh đạo nền kinh tế thông qua chiến lược, đường lối phát triển KT - XH đảm bảo tính định hướng XHCN.
- Vai trò quản lý nhà nước nhằm khắc phục hạn chế, khuyết tật KTTT và định hướng theo mục tiêu đã lựa chọn. Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua pháp luật, chiến lược, kế hoạch, quy hoạch và cơ chế chính sách, công cụ…tôn trọng nguyên tắc của thị trường, phù hợp yêu cầu xây dựng CNXH.
- Nhà nước chăm lo đời sống của nhân dân, xây dựng hoàn thiện thể chế Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường phát triển đồng bộ các loại thị trường, khuyến khích các thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, có kỷ cương phát triển đồng bộ nguồn lực mở mang kinh doanh.
c) Về quan hệ phân phối
- Phân phối các yếu tố đầu vào: Dựa trên nguyên tắc công bằng trong tiếp cận và sử dụng các cơ hội và điều kiện phát triển của mọi chủ thể kinh tế.
- Phân phối đầu ra: Dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động, hiệu quả kinh tế, đóng góp vốn... và thông qua quỹ phúc lợi xã hội, an sinh xã hội.
d) Về quan hệ gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
- Về quan hệ gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội:
+ Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội: phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa- xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát triển.
+ Tăng trưởng và công bằng xã hội: không chỉ điều tiết thu nhập qua thuế, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội mà còn tạo cơ hội ngang nhau trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục - y tế, việc làm…để họ có thể tự lo, cải thiện đời sống của bản thân và gia đình, góp phần xây dựng đất nước
Kết luận: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự kết hợp những mặt tích cực, ưu điểm của kinh tế thị trường với bản chất ưu việt của CNXH để hướng tới một nền kinh tế thị trường hiện đại, văn minh.
Trên đây là toàn bộ nội dung về nền kinh tế thị trường! Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, ghé ngay website Ôn thi sinh viên để tìm cho mình lộ trình ôn tập phù hợp nhé!!
![](https://storage.googleapis.com/onthisinhvien.appspot.com/images/466115489-1732348837975-z6058966788610_5781baf9abdb99f6480f472c80d2b2b4.jpg)
Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)
Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT