Tóm tắt kiến thức Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học

Ngày: 24/11/2023
Gia đình là tế bào của xã hội, là thiết chế cơ sở đầu tiên của xã hội. Gia đình có vị trí quan trọng, thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong xã hội. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề này được nhìn nhận như thế nào? Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu nhé!!
 
 

I. Quan niệm về gia đình

1. Định nghĩa gia đình

Gia đình là một trong những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hoá - xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục...giữa các thành viên.
=> Gia đình là sự kết hợp ít nhất của hai cá nhân trở lên chủ yếu trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên trong gia đình. Các thành viên trong gia đình có chung những giá trị về vật chất và tinh thần; có quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm về tài sản, về người thân và cùng hướng tới mục tiêu cao nhất là phát triển kinh tế, nuôi dưỡng các thành viên và xây dựng gia đình bền chặt.

2. Đặc trưng các mối quan hệ cơ bản của gia đình

- Quan hệ hôn nhân: Hôn nhân và quan hệ hôn nhân là một quan hệ cơ bản của sự hình thành, tồn tại và phát triển gia đình. 
+ Hôn nhân là một hình thức quan hệ tính giao giữa nam và nữ nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm của con người, đồng thời nhằm duy trì, phát triển giống nòi.
+ Hôn nhân và quan hệ luôn chịu sự chi phối của các quan hệ kinh tế và bản chất chế độ xã hội mà trên đó nó được hình thành và phát triển. 
+ Hôn nhân và quan hệ hôn nhân trong chế độ xã hội chủ nghĩa còn thể hiện các gia đình văn hoá và lối sống cộng đồng. Cơ sở của hôn nhân là tình yêu nam - nữ.

 

- Quan hệ huyết thống:
+ Cùng với quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản nhất trong gia đình. Tuy nhiên, quan hệ huyết thống cũng chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị của xã hội, đồng thời quan hệ huyết thống cũng đan xen vào các quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị của mỗi thời đại. 
+ Chế độ tư hữu ra đời làm xuất hiện gia đình phụ quyền và sự bất bình đẳng trong quan hệ nam - nữ trong gia đình và xã hội ngày càng gia tăng. Điều này chỉ có thể khắc phục được khi chế độ tư hữu bị xóa bỏ và xác lập chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn:
+ Xuất phát từ quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa con người với nhau, ngay từ đầu, cộng đồng gia đình đã luôn cư trú, quần tụ trong một không gian sinh tồn và ngay cả  quan hệ này cũng chịu sự chi phối của các quan hệ kinh tế - xã hội. 
+ Ngày nay, mặc dù nhiều công việc của gia đình đã được xã hội thay thế, song sự quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình không mất đi mà vẫn được củng cố với sự trợ giúp đắc lực của các phương tiện hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng sống
- Quan hệ nuôi dưỡng:
+ Nuôi dưỡng là vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm vừa là quyền lợi thiêng liêng của gia đình và của các thành viên trong gia đình. Nuôi dưỡng bao gồm cha mẹ, ông bà nuôi dưỡng chăm sóc con, cháu; con cháu nuôi dưỡng chăm sóc ông bà, cha mẹ và giữa các thành viên trong gia đình với nhau.
+ Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, hoạt động nuôi dưỡng của gia đình đã được chia sẻ thông qua các chính sách bảo hiểm xã hội, chăm sóc y tế, các nhà dưỡng lão... song không thể thay thế hoàn toàn chức năng nuôi dưỡng của gia đình.

II. Vị trí của gia đình

1. Gia đình là tế bào của xã hội

Gia đình là tế bào của xã hội, là thiết chế cơ sở đầu tiên của xã hội. Muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì trước hết từng tế bào - tức là mỗi gia đình - phải phát triển bền vững và hạnh phúc. Nói cách khác, giữa gia đình và xã hội có mối quan hệ gắn bó khăng khít, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Xã hội tốt đẹp, tiến bộ sẽ là tiền đề cho các gia đình phát triển lành mạnh. Các gia đình hạnh phúc, đầm ấm sẽ có tác động tích cực trở lại cho sự phát triển của xã hội.

2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội quyết định sự phát triển của gia đình

- Sự phát triển của các phương thức sản xuất trong các thời đại khác nhau dẫn đến sự biến đổi về hình thức, quy mô, kết cấu và tính chất của gia đình. Ví dụ trong chế độ công xã hội nguyên thủy, khi chế độ chiếm hữu tư nhân chưa xuất hiện, tương ứng với nó là hình thức gia đình tập - quần hôn với hình thức huyết thống, đối ngẫu, cặp đôi. Khi chế độ chiếm hữu tư nhân ra đời và phát triển, gia đình một vợ - một chồng bất bình đẳng xuất hiện. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, gia đình một vợ - một chồng ngày càng bình đẳng hơn.

3. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội:

Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội. Mỗi cá nhân muốn hoà nhập và phát triển trong xã hội đều phải qua cái cầu trung gian - đó là gia đình. Thông qua gia đình, cá nhân đến với xã hội và ngược lại, xã hội đến với cá nhân thông qua gia đình.

4. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi cá nhân

Gia đình là tổ ấm của mỗi con người, mà ở đó mỗi người có thể nhận được sự yêu thương, chăm sóc, chia sẻ những tình cảm đặc biệt, nhận được sự chăm sóc cả về mặt vật chất và tinh thần.
 

III. Các chức năng cơ bản của gia đình

1.  Chức năng tái sản xuất ra con người

Đây là chức năng đặc thù nhất của gia đình. Chức năng này được thực hiện nhằm duy trì nòi giống; đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người; đồng thời cung cấp nguồn nhân lực mới cho xã hội, từ đó đảm bảo sự trường tồn của xã hội loài người.
Việc thực hiện chức năng này như thế nào sẽ có tác động trực tiếp đến sự phát triển dân số của quốc gia. Do vậy, việc thực hiện chức năng này không chỉ là việc riêng của gia đình mà còn là vấn đề quan trọng của quốc gia và của toàn nhân loại.

2. Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình

Hoạt động kinh tế của gia đình bao gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tiêu dùng. Đây là chức năng cơ bản của gia đình nhằm đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Đồng thời, việc thực hiện chức năng này sẽ góp phần vào việc phát triển kinh tế của quốc gia.

3. Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục của gia đình

Nuôi dưỡng và giáo dục con người trưởng thành về mọi mặt thể chất lẫn tinh thần đó là chức năng vô cùng quan trọng của gia đình. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và lâu dài trong cuộc đời của mỗi con người. Giáo dục gia đình có nội dung toàn diện, bao gồm: giáo dục tri thức, giáo dục lao động, giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống, nhân cách, ý thức cộng đồng… Phương pháp giáo dục của gia đình chủ yếu là nêu gương, thuyết phục.

4. Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm - sinh lý, tình cảm của gia đình

Với chức năng này, gia đình trở thành hệ thống bảo trợ tốt nhất cho con người cả về mặt vật chất và tinh thần. Chỉ trong gia đình, những nhu cầu tình cảm, những khát vọng tâm - sinh lý của cá nhân mới được bộc lộ và chia sẻ và được thoả mãn một cách an toàn nhất. Khi thực hiện tốt chức năng này, gia đình trở thành tổ ấm của mỗi người.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tóm tắt chương 7 CNXHKH về vấn đề gia đình. NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU ÔN TẬP SIÊU HOT CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TẠI ĐÂY!!

Chúc các bạn học tốt <3

 
Chinh phục Giải tích 2 - Bứt phá điểm cao! tại đây
Ôn thi cấp tốc - giật ngay điểm A Giải tích 3 tại đây
 
Tham gia nhóm Zalo "Ôn thi Giải tích 2, 3" là nơi chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm ôn thi và các đề thi thử; giải đáp thắc mắc, trao đổi kiến thức và bí quyết ôn thi; đồng thời cổ vũ, động viên và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình ôn tập.

Group zalo:
Ôn thi Giải tích 3: đã đầy 1000 thành viên
Ôn thi Giải tích 3 Plus: https://zalo.me/g/glsuur012
Ôn thi Giải tích 2: https://zalo.me/g/brjkwr032

Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)

Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT