TỔNG HỢP KIẾN THỨC PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG - ÔN TẬP CỰC "CHILL"

Ngày: 19/08/2023

TỔNG HỢP KIẾN THỨC MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
 

Tổng hợp kiến thức mô pháp luật đại cương để bạn "ÔN THI NHÀN, KẾT QUẢ CAO". OTSV ở đây để các bạn cảm thấy việc học không hề nhàm chán và vất vả. Chúng mình còn có tổng hợp bộ đề tổng ôn pháp luật đại cương ở các trường đại học, độ "trúng tủ" lên đến 90% đó nha 🌸🌸

pháp luật đại cương
Chương I : Một số vấn đề cơ bản về nhà nước.

 


I. Nguồn gốc ra đời của nhà nước:

1.Các học thuyết về sự ra đời của nhà nước:
- Học thuyết phi mác xít:
Học thuyết thần học: cho rằng thượng đế tạo ra nhân loại và con người và tạo ra nhà nước và đứng đầu nhà nước là thiên tử.

Học thuyết gia trưởng: giải thích sự ra đời của nhà nước, nhà nước ra đời từ gia đình , đứng đầu gia đình là gia trưởng nhà nước ra đời do ý chí chủ quan của giai cấp thống trị nào đó.

Thuyết khế ước xã hội: phản bác hai học thuyết trên,họ cho rằng nhà nước ra đời là một bản hợp đồng.

🍄Đề thi môn pháp luật đại cương các trường đại học🍄

2. Sự ra đời của nhà nước ( Mác – Lê Nin ):
- Chế độ cộng sản nguyên thủy:
🍀Điều kiện kinh tế: sở hữu chung về tư liệu sản xuất.
🍀Điều kiện xã hội: cấu trúc xã hội rất đơn giản tế bào đầu tiên là thị tộc,thị tộc là hình thức tự quản ở mức thấp, tất cả các thành viên bình đẳng và bầu ra hội đồng thị tộc.

- Sự tan rã của cộng sản nguyên thủy:
🍀Điều kiện kinh tế: xuất hiện sở hữu riêng.
🍀Điều kiện xã hội: xuất hiện giai cấp, thống trị và bị trị, mâu thuẫn giai cấp, tổ chức thị tộc tan rã, nhà nước ra đời.

chế độ nguyên thủy
Chế độ nguyên thủy

II. Các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước:

- Nhà nước phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính, thiết lập quyền lực và quản lý dân cư theo lãnh thổ.

- Nhà nước thiết lập quyền lực công đặc biệt : Nhà nước là tổ chức công quyền tách rời và đứng lên trên xã hội. Quyền lực nhà nước mang tính chính trị, giai cấp được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế.

- Nhà nước ban hành pháp luật và bắt mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo.

- Nhà nước có chủ quyền quốc gia:
➡️Tự quyết và đối nội, độc lập về đối ngoại.
➡️Thể hiện độc lập chủ quyền, bình đẳng dân tộc.
➡️Tính tối cao trong toàn vẹn lãnh thổ.

III.Chức năng của nhà nước :

1. Khái niệm:
- Chức năng nhà nước là phương diện mặt hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.

- Nhiệm vụ: là mục tiêu mà nhà nước hướng tới là vấn đề đặt ra trong mỗi thời kỳ nhất định phụ thuộc vào bản chất xã hội , điều kiện kinh tế - xã hội của mối quốc gia.

- Mối quan hệ giữa bản chất và chức năng của nhà nước: Bản chất quyết định chức năng, bản chất nhà nước khác nhau thì chức năng nhà nước khác nhau

- Mối quan hệ giữa chức năng và nhiệm vụ :
➡️Một nhiệm vụ phát sinh nhiều chức năng.
➡️Một chức năng cần giải quyết nhiều nhiệm vụ.

- Phân biệt chức năng nhà nước và cơ quan nhà nước:
Chức năng nhà nước : là những mặt, những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước do bộ máy nhà nước và thiết chế xã hội khác như tổ chức xã hội khi được nhà nước giao quyền.

Chức năng của cơ quan nhà nước: là những mặt những phương diện hoạt động của cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện chức năng chung của nhà nước,một chức năng của nhà nước giao cho nhiều cơ quan nhà nước thực hiện.

2. Phân loại chức năng:
Căn cứ vào hoạt động: Chức năng đối nội và Chức năng đối ngoại.
Chức năng đối nội: nhằm duy trì trật tự kinh tế chính trị xã hội theo lợi ích giai cấp xã hội.

Chức năng đối ngoại: bảo vệ biên giới, lãnh thổ quốc gia và thể hiện mối quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội với quốc gia khác.

Mối quan hệ: chức năng đối nội là chủ yếu, chức năng đối ngoại xuất phát từ chức năng đối nội, phục vụ đối nội, chức năng đối ngoại tác động ngược chở lại đối nội theo hướng hỗ trợ.

IV. Bộ máy nhà nước:

1. Khái niệm:
- BMNN là hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước.

- Tại sao phải hình thành bộ máy nhà nước:
BMNN xuất hiện nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước.
Giai đoạn đầu BMNN còn đơn giản, mục đích bảo vệ giai cấp mình, chống sự phản kháng của giai cấp khác.

- Phân biệt hội đồng thị tộc và BMNN:
Đặc điểm của BMNN mang tính quyền lực nhà nước,bao gồm hệ thống cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động trên cơ sở quy định của pháp luật.

2. Hệ thống cơ quan trong BMNN:
- Là bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước mang đặc điểm chung của quyền lực nhà nước (nhân danh nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật bắt buộc các đối tượng thi hành nếu không thi hành có quyền cưỡng chế.

- Đặc điểm :
➡️Là tổ chức công quyền được thành lập để thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước.
➡️Có tính độc lập tương đối về tổ chức.
➡️Có thẩm quyền riêng và chịu trách nhiệm trong phạm vi thẩm quyền.
➡️Có phương thức hoạt động riêng do pháp luật quy định.

- Tóm lại : cơ quan nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, có tính độc lập tương đối,có chức năng nhiệm vụ quyền hạn do pháp luật quy định và hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Các loại cơ quan : xuất phát từ đặc điểm về cơ cấu tổ chức có hai loại : cơ quan nhà nước trung ương và cơ quan nhà nước địa phương; Cơ quan được phân chia : cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Đặc điểm của BMNN :
Tổ chức theo nguyên tắc tập quyền ( quyền lực nằm trong tay ai).
Có chức năng thống nhất quản lý đời sống xã hội.
Tổ chức theo nguyên tắc quyền lực thống nhất.

- Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của BMNN:
➡️Là tổ chức mang tính quyền lực nhà nước.
➡️Ban hành văn bản pháp luật nhân danh nhà nước.
➡️Yêu cầu cá nhân tổ chức thi hành những văn bản mà mình thi hành bằng nhiều biện pháp.
➡️Có thẩm quyền kiểm tra , giám sát thực hiện các văn bản pháp luật ban hành đó.

- Nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN:
Khái niệm: nguyên tắc là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong việc tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương, xuất phát từ bản chất và tính nhân dân của nhà nước.
bộ máy nhà nước

Nguyên tắc đảng lãnh đạo: đảng đề ra chủ trương đường nối chính trị, chủ trương chính sách cho nhà nước; quyết định các vấn đề quan trọng; kiểm tra hướng dẫn lãnh đạo các cơ quan nhà nước theo đúng đường lối chính sách nghị quyết của đảng đề ra; đảm bảo sự tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào công việc quản lý nhà nước; nhân dân trực tiếp và gián tiếp bầu ra đại diện của mình vào cơ quan; tham gia trưng cầu dân ý; thảo luận các dự án pháp luật, các văn kiện của nhà nước; giám sát…

Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

 

CHƯƠNG II : ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÁP LUẬT

I. Nguồn gốc của pháp luật:

1.Sự ra đời của pháp luật:

Thể hiện ý chí của toàn thể thị tộc, bộ lạc.
Điều chỉnh hành vi, cách sử sự của con người liên kết theo tinh thần hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.
Thể hiện trên cơ sở tự nguyện, tự giác của các thành viên cộng đồng.
Có sự cưỡng chế tự nhiên thông qua dư luận lên án.

- Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm phá vỡ quan hệ XHCSNT làm giai cấp xuất hiện, nhà nước ra đời, cần có các quy tắc sử sự mới , pháp luật ra đời.
pháp luật
2. Con đường hình thành pháp luật:
- Pháp luật hình thành từ hai con đường:
🍀Thứ nhất, nhà nước thừa nhận các quy phạm xã hội và nâng lên thành luật.
🍀Thứ hai nhà nước trực tiếp ban hành pháp luật.

II. Thuộc tính của pháp luật:

- Tính quy phạm phổ biến.
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- Tính hệ thống.
- Tính cưỡng chế và nhà nước bảo đảm thực hiện.
- Khái niệm pháp luật : pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận theo trình tự thủ tục luật định và được nhà nước bảo đảm thực hiện thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội điển hình và phổ biến để duy trì trật tự và kỷ cương xã hội.

 

III. Hệ thống pháp luật Việt Nam:


1. Khái niệm, căn cứ phân chia hệ thống pháp luật :

- Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật được quy định một cách khách quan bởi các điều kiện kinh tế - xã hội , được phân chia thành các bộ phận cấu thành khác nhau, phù hợp với đặc điểm tính chất của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh,nhưng các bộ phận ấy có mối quan hệ qua lại chặt chẽ và thống nhất với nhau.

- Đặc điểm của hệ thống pháp luật :
➡️Tính thống nhất: sự hình thành các bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn khách quan, từ các quan hệ xã hội thực tế.

➡️Tính phân hóa: phân chia pháp luật ra thành ngành luật, chế định luật, quy phạm pháp luật , ngành luật trước bao gồm ngành luật sau.

➡️Tính khách quan: sự hình thành các bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn khách quan, từ quan hệ xã hội thực tế.

- Căn cứ phân chia hệ thống pháp luật việt nam :
➡️Ngành luật: là tập hợp nhiều quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội nhất định. Để phân chia ngành luật dựa vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh. Phương pháp điều chỉnh là biện pháp mà nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật.

➡️Chế định luật: là nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có liên hệ mật thiết với nhau.

Quy phạm pháp luật: là phần tử cấu thành nhỏ nhất của hệ thống pháp luật.
Đọc thêm: Quy phạm pháp luật🌸🌸

- Các ngành luật trong hệ thống PLVN: Luật hiến pháp; luật hành chính; luật dân sự; luật hình sự; luật quốc tế; luật tài chính…

 

2. Khái niệm, các bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật:

- Khái niệm:
Quy phạm pháp luật là quy tắc hành vi ( quy tắc xử sự ) do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận có tính bắt buộc chung , được thể hiện dưới hình thức nhất định và được đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN.

- Đặc điểm:
Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận.
Mang tính phổ biến bắt buộc chung : được áp dụng nhiều lần cho tới khi quy phạm pháp luật bị thay thế hủy bỏ; bắt buộc tất cả những ai nằm trong hoàn cảnh điều kiện mà pháp luật quy định.

Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: biểu thị diễn đạt thông qua nội dung các văn bản pháp luật; mang tính cụ thể thống nhất dễ hiểu dễ áp dụng trong cuộc sống.

Được nhà nước đảm bảo thực hiện: thông qua biện pháp cưỡng chế, giáo dục, thuyết phục…

- Cơ cấu của quy phạm pháp luật :
Quy phạm pháp luật gồm : giả định - quy định, quy định – chế tài, giả định – quy định – chế tài.

Ba bộ phận trên trả lời cho ba câu hỏi: trong hoàn cảnh nào áp dụng quy phạm pháp luật, gặp hoàn cảnh đó thì phải làm gì và không được làm gì, nếu không thực hiện đúng …

Công thức chung: nếu – thì – mà khác thì sẽ…
🌸Bộ phận giả định: quy định chủ thể , hoàn cảnh tình huống , điều kiện thực tế thì phải thực hiện quy phạm pháp luật tương ứng.

🌸Bộ phận quy định: nêu quy tắc sử sự buộc chủ thể phải tuân theo khi gặp hoàn cảnh tình huống trong phần giả định.

🌸Bộ phận chế tài: quy định những biện pháp cưỡng chế ( trách nhiệm pháp lý ) hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

 

IV. Văn bản quy phạm pháp luật:

1.Khái niệm, đặc điểm, phân loại :
- Khái niệm :
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định có quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đảm bảo thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội.

- Đặc điểm :
Do chủ thể có thẩm quyền ban hành.
Ban hành theo đúng tên gọi, trình tự thủ tục pháp lý nhất định.
Nội dung có chứa đựng các quy tắc xử sự bắt buộc chung.
Được áp dụng nhiều lần và sự thực hiện không làm chấm dứt hiệu lực của nó.
Có những văn bản pháp luật đặc biệt : văn bản được áp dụng một lần nhưng hiệu lực tồn tại.
- So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng áp dụng pháp luật :
Do chủ thể có thẩm quyền ban hành.
Thủ tục trình tự ban hành văn bản QPPL chặt chẽ hơn văn bản áp dụng pháp luật.
Văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực một lần và áp dụng cho một đối tượng nhất định.
- Các loại văn bản quy phạm pháp luật :
Văn bản luật : hiến pháp, luật , bộ luật do quốc hội ban hành.
Văn bản dưới luật : pháp lệnh, nghị định, thông tư , quyết định do cơ quan nhà nước ban hành để cụ thể hóa văn bản pháp luật.
2. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật :
- Quốc hội ban hành hiến pháp, luật , bộ luật , nghị quyết.
- Ủy ban thường vụ quốc hội : pháp lệnh, nghị quyết.
- chủ tịch nước : lệnh, quyết định.
- Thủ tướng chính phủ : quyết định.

 

3. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật:

- là giới hạn về thời gian, không gian đối tượng thi hành mà văn bản quy phạm pháp luật hướng tới.
VBQPPL của cơ quan nhà nước trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước.
Hiệu lực không gian lãnh thổ.
Hiệu lực thời gian: là thời điểm bắt đầu và kết thúc VBQPPL.
Hiệu lực hồi tố: pháp luật không thể áp dụng những quy định pháp luật đối với những hành vi xảy ra trước khi luật đó có hiệu lực.
Hiệu lực về đối tượng thi hành.


CHƯƠNG III : MỘT SỐ NGÀNH LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 

 

I. Luật hiến pháp:

1. Khái niệm:
Là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng gắn với việc xác định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh , quốc phòng , quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân và tổ chức hoạt động bộ máy nhà nước.

- Đối tượng điều chỉnh : Đọc thêm ở Pháp luật đại cương A+

- Phương pháp điều chỉnh :
Là biện pháp cách thức mà nhà nước tác dụng để điều chỉnh các đối tượng đó.
Phương pháp mệnh lệnh quyền uy.
Phương pháp bình đẳng.

2. Chế độ chính trị:
- Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị.
Là tổ chức mang tính chất xã hội rộng lớn , đại diện chính thức của toàn thể nhân dân,quản lý tất cả các cá nhân trong phạm vi lãnh thổ.
Nhà nước có chủ quyền tối cao trong đối nội và đối ngoại có bộ máy quyền lực và sức mạnh đảm bảo quyền lực chính trị và chế độ chính trị của nhà nước.

Nhà nước là chủ sở hữu lớn nhất , có đủ điều kiện và sức mạnh vật chất để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước còn bảo trợ cho các tổ chức khác trong hệ thống chính trị để ban hành các hoạt động của họ.

Có pháp luật là công cụ thiết lập kỉ cương,quản lý mọi mặt đời sống xã hội buộc các tổ chức khác trong hệ thống chính trị phải tuân theo.
- Đảng là hạt nhân lãnh đạo.
- Tổ chức chính trị - xã hội là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân: MTTQVN,TLĐLĐVN,ĐTNCSHCM,HLHPNVN,HNDVN,CCBVN.
mặt trận tổ quốc
Biểu hiện: là cơ sở đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh toàn dân , tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần của nhân dân tham gia cùng nhà nước.

3. Chế độ kinh tế:
- Khái niệm: là tổng hợp các quy phạm của luật hiến pháp điều chỉnh những quan hệ kinh tế chủ yếu tạo thành cơ sở kinh tế của nhà nước.
Chính sách phát triển kinh tế: quan hệ sở hữu là quan trọng nhất.

- Mục đích của chế độ kinh tế:
Làm dân giàu nước mạnh đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu vật chất và tinh thần cho nhân dân . đạt mục đích này nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

- Có ba hình thức sở hữu :
Toàn dân : gồm tư liệu sản xuất.
Tập thể : sở hữu tập thể
Tư nhân : sở hữu cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình
Chú ý : ngoài ba hình thức sở hữu còn một số sở hữu khác của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế.

- Các thành phần kinh tế ở nước ta :
➡️Kinh tế nhà nước : gồm doanh nghiệp nhà nước kinh doanh và hoạt động công ích toàn bộ hoặc phần lớn vốn do nhà nước đầu tư ( điều 19 – hiến pháp 1992 ).

➡️Kinh tế tập thể : gồm hợp tác xã sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

➡️Kinh tế cá thể : tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp,không bị hạn chế quy mô hoạt động.

➡️Kinh tế gia đình.

➡️Kinh tế tư bản nhà nước: là sự hợp tác để sản xuất kinh doanh giữa nhà nước với cá nhân tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài.

➡️Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: nhà nước khuyến khích tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ,vào việt nam , phù hợp với pháp luật việt nam và thông lệ quốc tế.

- Chế độ quản lý kinh tế : Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách.

4. Chế độ văn hóa – xã hội:
- Chế độ văn hóa:
Nhà nước phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

- Chính sách phát triển KHCN:
Là quốc sách hàng đầu, khoa học công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Chính sách phát triển giáo dục :
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.

- Chính sách phát triển văn hóa – nghệ thuật :
Đầu tư phát triển văn hóa – văn học nghệ thuật.
Góp phần bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn cao đẹp của con người.

- Chính sách xã hội:
Nhà nước chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Nhà nước và xã hội phát triển thể dục thể thao
Nhà nước và xã hội phát triển du lịch , mở rộng hoạt động du lịch trong nước và quốc tế.

5. Địa vị pháp lý của công dân:
- Hành chính chính trị.
- Kinh tế - xã hội.
- Các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân.
- Các nghĩa vụ của công dân.

II. Luật hành chính:

1. Khái niệm:
- Luật hành chính là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật việt nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật phát sinh trong quá trình tổ chức, hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

- Được chia làm ba nhóm ( đối tượng điều chỉnh ).
Các quan hệ phát sinh trong quá trình chấp hành và điều hành của cơ quan hành chính nhà nước thể hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

ĐỀ THI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

- Phương pháp điều chỉnh: Phương pháp mệnh lệnh – phục tùng.
- Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính: Cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước.

2. Cơ quan hành chính nhà nước:
- Khái niệm:
Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành nên bộ máy được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.

- Đặc điểm:
Mang tính quyền lực nhà nước.
Cơ quan hành chính nhà nước do cơ quan quyền lực nhà nước , hoặc cơ quan hành chính nhà nước cấp trên lập ra, chịu sự kiểm tra của cơ quan nhà nước lập ra mình và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền pháp lý xuất phát từ quyền lực nhà nước : ra các văn bản quy phạm có tính chất bắt buộc thực hiện đối với tổ chức cá nhân trong phạm vi thẩm quyền được pháp luật quy định và tự mình kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm.

Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước cớ mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành hệ thống thống nhất thứ bậc.

3. Cán bộ,công chức:
- Cán bộ:
👉Là người do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ.
👉Hoạt động mang tính chính trị , gắn với chính trị,chi phối bởi yếu tố chính trị.
👉Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
👉Là công dân việt nam.

- Công chức :
👉Là người được tuyển dụng bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc được giữ một công vụ thường xuyên.
👉Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
👉Là công dân việt nam.

- Viên chức :
Là công dân việt nam, trong biên chế được tuyển dụng bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc được giao một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước , của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội.

3. Vi phạm hành chính:
- Khái niệm :
Vi phạm hành chính là hanh vi do cá nhân,tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý hành chính nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

- Dấu hiệu:
Tính trái pháp luật hành chính của hành vi.
Là hành vi có lỗi.
Hành vi bị xử phạt hành chính.

- Các hình thức xử phạt :
Cảnh cáo.
Phạt tiền

Các hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

III. Luật dân sự:

1.Khái niệm :
Luật dân sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật việt nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân,phát sinh trong quá trình giao lưu dân sự trên cơ sở đảm bảo sự bình đẳng tự nguyện, độc lập,của các chủ thể tham gia vào quan hệ.

- Đối tượng điều chỉnh :
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong quá trình giao lưu dân sự.
➡️Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản. Tài sản gồm: vật, tiền,giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

Đặc điểm: hình thành theo quy luật giá trị,đền bù ngang giá,mang tính ý chí,ý chí của chủ thể phải hợp ý chí của nhà nước , đối tượng là những tài sản theo quy định của pháp luật dân sự và được phép lưu thông.

➡️Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về giá trị nhân thân của cá nhân tổ chức được pháp luật thừa nhận.

Xem thêm Quan hệ nhân thân gắn với tài sản và Quan hệ nhân thân gắn với đời sống tinh thần: Ở ĐÂY

- Phương pháp điều chỉnh : phương pháp bình đẳng – thỏa thuận.

2. Một số nội dung chính:
- Quyền sở hữu.
- Nghĩa vụ và hợp đồng dân sự.
- Thừa kế.
- Trách nhiệm dân sự.

 

IV. Luật hình sự Việt Nam:

1.Khái niệm :
Luật hình sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật việt nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành xác định hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm , đồng thời quy định những hình phạt tương ứng và điều kiện áp dụng hình phạt đó.

- Đối tượng điều chỉnh :
Những quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi người đó thực hiện hành vi mà nhà nước coi là tội phạm.

2. Tội phạm và cấu thành tội phạm:
- Khái niệm: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong luật hình sự.
- Dấu hiệu: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong luật hình sự, xử lý bằng hình phạt.
- Phân loại :
Tội phạm ít nghiêm trọng
Tội phạm nghiêm trọng.
Tội phạm rất nghiêm trọng.
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp:
- Hình phạt là một biện pháp cưỡng chế do nhà nước quy định trong luật hình sự do tòa án áp dụng nhân danh nhà nước đối với người thực hiện tội phạm tước bỏ một số quyền và nghĩa vụ

- Biện pháp tư pháp :Tịch thu tang vật và tiền trực tiếp liên quan tội phạm, trả lại tiền, sửa chữa, bồi thường, công khai xin lỗi, bắt buộc chữa bệnh.


V. Luật tố tụng dân sự:

1. Khái niệm:
Là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ trật tự phát sinh giữa tòa án với người tham gia tố tụng trong quá trình tòa án giải quyết các vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể, công dân, tổ chức, cá nhân.

2. Các giai đoạn tố tụng dân sự:
➡️Giai đoạn 1: Nộp đơn khởi kiện.
➡️Giai đoạn 2: Sau 5 ngày làm việc có thụ lý vụ án
➡️Giai đoạn 3: Chuẩn bị xét xử.
➡️Giai đoạn 4: Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Trên đây là tổng hợp 3 chương pháp luật đại cương. Ngoài ra để học tập tốt, bạn cần thường xuyên ôn tập và luyện đề nhiều hơn, OTSV có nhiều bộ đề vô cùng chất lượng (giống đến 90% đề thi thật) ở nhiều trường đại học trên cả nước. Bạn tham khảo nhé !!! Ôn thi sinh viên