Review ngành Y đa khoa

Ngày: 29/04/2020
☀️ “Y khoa là cách gọi tên khác của Bác Sĩ Đa Khoa” còn được gọi là "Bác Sĩ Tổng Quát" - là một bác sĩ có khả năng Khám bệnh, chẩn đoán bệnh và điều trị các bệnh mãn và cấp tính, đưa ra các biện pháp phòng bệnh, hướng dẫn phục hồi sức khỏe và kê thuốc cho bệnh nhân.
Bác sĩ đa khoa có khả năng theo học nâng cao sau đại học tất cả các chuyên khoa của ngành y hoc để phục vụ cho bệnh nhân sau này và phục vụ ở các tuyến y tế từ trung ương xuống đến y tế cơ sở.

🏥 Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp ngành Y khoa, các Bác Sĩ Đa Khoa có thể làm việc tại các cơ sở y tế thuộc hệ thống y tế Việt Nam do bộ y Tế qui định:
- Như các Trạm y tế Phường, Xã.
- Các trung tâm y tế cấp huyện, tỉnh, thành phố.
- Các cơ sở khám chữa bệnh, Bệnh viện trung ương
- Tham gia công tác tại các trường Cao Đẳng, các khoa y và Đại Học y khoa ở Việt nam. Hay có khả năng tiếp tục học lên Cao học , Tiến sĩ y khoa trong nước Việt Nam, hay du học nước ngoài.….

🌈 Những tố chất cần thiết để làm nghề y:

Bên cạnh những yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, người làm nghề y không thể thiếu phẩm chất đạo đức. Sau đây là những tố chất cần thiết mà một bác sĩ đa khoa cần phải có.
💎 “Lương y như từ mẫu”
Là bác sĩ, bạn sẽ phải tiếp xúc với những đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần của người bệnh. Vì vậy bạn cần đặt mình vào hoàn cảnh bệnh nhân, thấu hiểu nỗi đau của họ để có thể hết lòng cứu chữa. Một bác sĩ biết yêu thương bệnh nhân sẽ luôn cố gắng hết khả năng của mình để chữa trị cho bệnh nhân.
💎 Sự kiên trì
Điều này đã được thể hiện ở thời gian đào tạo bác sĩ trên ghế nhà trường, số năm học trong trường đại học cũng chính là một thử thách về sự kiên trì nhẫn nại.
Bạn cần dành 6 năm đại học để có tấm bằng tốt nghiệp bác sĩ, nếu muốn trở thành bác sĩ nội trú sẽ mất thêm 3 năm và nhiều thời gian hơn nữa nếu muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư… Phải mất ít nhất 9 đến 10 năm bạn mới có thể thực sự trở thành bác sĩ chuyên khoa có tay nghề vững chắc. Vì vậy, bạn cần phải kiên trì thì mới có đầy đủ kinh nghiệm để hành nghề trở thành một người bác sĩ thành công.
💎 Sự cần cù, tỉ mỉ, khéo léo
Trong quá trình khám, chữa bệnh và đưa ra kết quả phải có sự tỉ mỉ, thận trọng, nghiêm túc của bác sĩ vì mỗi quyết định đều có liên quan đến tính mạng con người.
Đối với các bác sĩ chuyên về phẫu thuật thì sự khéo léo là yếu tố cần thiết bởi họ là người trực tiếp tham gia mổ cho người bệnh. Trong quá trình phẫu thuật người bác sĩ phải hết sức chú ý, tỉ mỉ, thao tác nhanh chóng để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Sự khéo léo tỉ mỉ sẽ giúp bác sĩ hoàn thành tốt các ca mổ, tăng tỉ lệ thành công.
💎 Lòng can đảm
Công việc này đòi hỏi bạn cực kì can đảm vì hàng ngày có rất nhiều bệnh nhân gặp các chấn thương hoặc tai nạn ở nhiều mức độ khác nhau. Do đó bạn cần một tinh thần thép, đặc biệt có một "luật bất thành văn" là nếu muốn theo đuổi ngành Y hay cụ thể hơn là bác sĩ phẫu thuật thì bạn phải không mắc bệnh sợ máu. Bởi đây là yếu tố không thể tránh được khi làm nghề này.
Trường hợp nếu bạn sợ máu nhưng vẫn muốn trở thành bác sĩ? Bác sĩ là một ngành rất rộng vì thế bạn có thể làm nhiều công việc khác mà không phải tiếp xúc trực tiệp với điều này, ví dụ như bạn có thể làm bác sĩ trong phòng thí nghiệm như ngành giải phẫu bệnh, ngành vi sinh trùng chẩn đoán bệnh qua kính hiển vi hay bác sĩ siêu âm chẩn đoán bệnh qua hình ảnh,...

👩‍💻 Các trường đào tạo ngành y khoa tại Việt Nam:

Ở phía Bắc:
- Đại học y Hà Nội
- Đại học y Thải Bình
- Đại học y Hải Phòng
- Học viện quân y
- Khoa y dược – đại học Quốc Gia Hà Nội
- Đại học y Thái Nguyên
- Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương
- Đại học y dược Huế
Ở phía Nam:
- Đại Học Y Dược TPHCM
- Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
- Khoa Y - Đại học Quốc gia TPHCM
- Đại học y dược Cần Thơ
Tổng hợp thông tin về 54 ngành nghề https://bit.ly/2yWIc49