Review ngành Luật kinh tế
Ngày: 29/04/2020
1. Ngành luật kinh tế là gì?
- Luật kinh tế là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.
2. Học ngành Luật kinh tế sau khi ra trường làm gì?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Luật kinh tế không khó để chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn và có khả năng thăng tiến cao như:
- Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành của nền kinh tế, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế.
- Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư trong các tổ chức dịch vụ pháp luật.
- Chuyên viên tư vấn pháp luật trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội.
- Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp.
- Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục.
3. Những tố chất cần thiết để theo đuổi ngành Luật:
☀️ Khách quan và công bằng. Bởi vì khi làm việc trong ngành này, sứ mệnh của bạn là tìm ra sự thật, tôn trọng công lý, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho thân chủ cơ mà!
☀️ Hoạt ngôn, có khả năng thuyết phục: Ngoài ra, nếu trong mọi cuộc chơi hay học tập, ý kiến bạn đưa ra thường được mọi người ủng hộ thì bạn cũng có thể tự tin theo học ngành này rồi đấy. Bởi vì một người có kỹ năng diễn đạt và sức thuyết phục tốt cộng thêm những sự am hiểu về luật với lý lẽ của mình sẽ giải quyết được rất tốt những tình huống mà công việc đưa ra.
☀️ Một trí nhớ tốt: khi học ngành Luật kinh tế, bạn sẽ phải ghi nhớ nội dung các điều, khoản, chương, mục cũng như quy trình và thủ tục tố tụng. Vì thế, một trí nhớ tốt sẽ giúp bạn giải quyết nhanh gọn và chính xác những vấn đề pháp luật mà bạn gặp phải.
☀️ Tư duy logic, cẩn thận, biết hoạch định và sắp xếp công việc: Với đặc thù công việc phải thường xuyên tiếp xúc với một khối lượng hồ sơ, dữ liệu khổng lồ đòi hỏi người làm luật phải có kĩ năng phân tích tốt, sau đó hoạch định và sắp xếp công việc để có thể nắm bắt được tổng quan sự việc và đưa ra giải pháp đúng đắn.
☀️ Bản lĩnh vững vàng: Có ai đó đã nói “Nghề luật là một nghề vất vả”. Đúng vậy, có thể bạn sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với mặt trái của xã hội. Nhiều khi bạn bị kẻ xấu đe dọa. Nếu không có bản lĩnh vững vàng và cả sự dũng cảm, bạn rất dễ chán nản và đi đến thất bại. Bản lĩnh vững vàng còn giúp bạn chiến thắng những cám dỗ vật chất, giữ lòng mình thật công tâm. Đặc biệt, sự tự tin và bản lĩnh của người làm nghề Luật còn giúp họ thay đổi những định kiến, lối mòn của xã hội.
☀️ Khả năng ngoại ngữ: Hiện nay, nước ta đang trong quá trình giao lưu, hội nhập. Việc am hiểu pháp luật và có khả năng sử dụng ngoại ngữ là một thế mạnh rất lớn giúp bạn có được những vị trí việc làm triển vọng với mức thu nhập cao, đặc biệt là với những công ty kinh doanh của nước ngoài.
4. Học Luật và ngành Luật kinh tế ở đâu?
Các bạn có thể tham khảo thông tin đào tạo hai ngành học này tại các trường:
Ở phía Bắc:
Đại học Luật Hà Nội
Khoa luật – ĐHQG Hà Nội
Đại học Mở Hà Nội
Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
Đại học Lao Động Xã Hội…
Ở phía Nam:
Đại học Luật TP.HCM
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF)
Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM)
Đại học Mở TP.HCM,...
Buổi Livestream tư vấn tuyển sinh của Đại học Kinh tế quốc dân: https://bit.ly/3cZrS19
Những thông tin quan trọng cần lưu ý về buổi Livestream : https://bit.ly/2SmahIU
Nhóm hỗ trợ các bạn học sinh sinh viên https://bit.ly/2SoiITU
Tổng hợp thông tin về 54 ngành nghề https://bit.ly/2yWIc49
- Luật kinh tế là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.
2. Học ngành Luật kinh tế sau khi ra trường làm gì?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Luật kinh tế không khó để chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn và có khả năng thăng tiến cao như:
- Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành của nền kinh tế, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế.
- Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư trong các tổ chức dịch vụ pháp luật.
- Chuyên viên tư vấn pháp luật trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội.
- Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp.
- Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục.
3. Những tố chất cần thiết để theo đuổi ngành Luật:
☀️ Khách quan và công bằng. Bởi vì khi làm việc trong ngành này, sứ mệnh của bạn là tìm ra sự thật, tôn trọng công lý, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho thân chủ cơ mà!
☀️ Hoạt ngôn, có khả năng thuyết phục: Ngoài ra, nếu trong mọi cuộc chơi hay học tập, ý kiến bạn đưa ra thường được mọi người ủng hộ thì bạn cũng có thể tự tin theo học ngành này rồi đấy. Bởi vì một người có kỹ năng diễn đạt và sức thuyết phục tốt cộng thêm những sự am hiểu về luật với lý lẽ của mình sẽ giải quyết được rất tốt những tình huống mà công việc đưa ra.
☀️ Một trí nhớ tốt: khi học ngành Luật kinh tế, bạn sẽ phải ghi nhớ nội dung các điều, khoản, chương, mục cũng như quy trình và thủ tục tố tụng. Vì thế, một trí nhớ tốt sẽ giúp bạn giải quyết nhanh gọn và chính xác những vấn đề pháp luật mà bạn gặp phải.
☀️ Tư duy logic, cẩn thận, biết hoạch định và sắp xếp công việc: Với đặc thù công việc phải thường xuyên tiếp xúc với một khối lượng hồ sơ, dữ liệu khổng lồ đòi hỏi người làm luật phải có kĩ năng phân tích tốt, sau đó hoạch định và sắp xếp công việc để có thể nắm bắt được tổng quan sự việc và đưa ra giải pháp đúng đắn.
☀️ Bản lĩnh vững vàng: Có ai đó đã nói “Nghề luật là một nghề vất vả”. Đúng vậy, có thể bạn sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với mặt trái của xã hội. Nhiều khi bạn bị kẻ xấu đe dọa. Nếu không có bản lĩnh vững vàng và cả sự dũng cảm, bạn rất dễ chán nản và đi đến thất bại. Bản lĩnh vững vàng còn giúp bạn chiến thắng những cám dỗ vật chất, giữ lòng mình thật công tâm. Đặc biệt, sự tự tin và bản lĩnh của người làm nghề Luật còn giúp họ thay đổi những định kiến, lối mòn của xã hội.
☀️ Khả năng ngoại ngữ: Hiện nay, nước ta đang trong quá trình giao lưu, hội nhập. Việc am hiểu pháp luật và có khả năng sử dụng ngoại ngữ là một thế mạnh rất lớn giúp bạn có được những vị trí việc làm triển vọng với mức thu nhập cao, đặc biệt là với những công ty kinh doanh của nước ngoài.
4. Học Luật và ngành Luật kinh tế ở đâu?
Các bạn có thể tham khảo thông tin đào tạo hai ngành học này tại các trường:
Ở phía Bắc:
Đại học Luật Hà Nội
Khoa luật – ĐHQG Hà Nội
Đại học Mở Hà Nội
Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
Đại học Lao Động Xã Hội…
Ở phía Nam:
Đại học Luật TP.HCM
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF)
Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM)
Đại học Mở TP.HCM,...
Buổi Livestream tư vấn tuyển sinh của Đại học Kinh tế quốc dân: https://bit.ly/3cZrS19
Những thông tin quan trọng cần lưu ý về buổi Livestream : https://bit.ly/2SmahIU
Nhóm hỗ trợ các bạn học sinh sinh viên https://bit.ly/2SoiITU
Tổng hợp thông tin về 54 ngành nghề https://bit.ly/2yWIc49