Review ngành Công nghệ thực phẩm
Ngày: 29/04/2020
🌈 Ngành Công nghệ thực phẩm là gì?
Công nghệ thực phẩm (tiếng Anh là Food Technology) là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản. Ngành học này được ứng dụng trong lĩnh vực ăn uống, an toàn thực phẩm… tất cả đều liên quan đến công nghệ thực phẩm; nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng.
Ngành Công nghệ thực phẩm đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm... Nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành dây chuyền sản xuất; tổ chức, quản lý (công nghệ, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm) và điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.
Bên cạnh đó, sinh viên được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với công việc phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm.
🌐 Cơ hội nghề nghiệp như thế nào?
Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các tổ chức sau:
+ Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (Chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp...).
+ Các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm.
+ Làm cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chế biến.
+ Bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu.
+ Có thể trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng…
👉 Thật ra ai cũng mặc định ngành hot thì dễ xin việc. Nhưng ngành Công nghệ thực phẩm có dễ xin việc không còn tùy thuộc vào các bạn. Nếu đi làm theo đúng ngành khi ra trường, thông thường các bạn hay phải làm tại các khu công nghiệp (nơi có hoạt động chế biến thực phẩm) chứ không phải ngồi làm văn phòng, công việc cũng đòi hỏi làm ca kíp nên thường phù hợp với các bạn nam hơn. Còn nếu muốn làm ở các Viện nghiên cứu thì mức lương sẽ không được cao như làm trong doanh nghiệp, nhưng có thể xin các học bổng đi học nước ngoài.
Hơn thế nữa, để làm về Công nghệ thực phẩm, bạn cũng có thể học các ngành gần như ngành Hóa học, Sinh học,... cơ hội làm việc cũng khá rộng.
🏢 Các trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm:
- Miền Bắc:
+ ĐH Bách khoa HN
+ Học viện Nông nghiệp Việt Nam
+ Viện Đại học Mở HN
+ ĐH Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
- Miền Nam:
+ ĐH Bách khoa TP HCM
+ Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM
+ Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
+ Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
+ Đại học sư phạm kỹ thuật Tp.HCM
+ Đại học Công nghiệp Tp.HCM
+ Đại học Cần Thơ
+ Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng
Tổng hợp thông tin về 54 ngành nghề https://bit.ly/2yWIc49
Công nghệ thực phẩm (tiếng Anh là Food Technology) là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản. Ngành học này được ứng dụng trong lĩnh vực ăn uống, an toàn thực phẩm… tất cả đều liên quan đến công nghệ thực phẩm; nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng.
Ngành Công nghệ thực phẩm đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm... Nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành dây chuyền sản xuất; tổ chức, quản lý (công nghệ, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm) và điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.
Bên cạnh đó, sinh viên được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với công việc phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm.
🌐 Cơ hội nghề nghiệp như thế nào?
Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các tổ chức sau:
+ Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (Chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp...).
+ Các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm.
+ Làm cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chế biến.
+ Bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu.
+ Có thể trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng…
👉 Thật ra ai cũng mặc định ngành hot thì dễ xin việc. Nhưng ngành Công nghệ thực phẩm có dễ xin việc không còn tùy thuộc vào các bạn. Nếu đi làm theo đúng ngành khi ra trường, thông thường các bạn hay phải làm tại các khu công nghiệp (nơi có hoạt động chế biến thực phẩm) chứ không phải ngồi làm văn phòng, công việc cũng đòi hỏi làm ca kíp nên thường phù hợp với các bạn nam hơn. Còn nếu muốn làm ở các Viện nghiên cứu thì mức lương sẽ không được cao như làm trong doanh nghiệp, nhưng có thể xin các học bổng đi học nước ngoài.
Hơn thế nữa, để làm về Công nghệ thực phẩm, bạn cũng có thể học các ngành gần như ngành Hóa học, Sinh học,... cơ hội làm việc cũng khá rộng.
🏢 Các trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm:
- Miền Bắc:
+ ĐH Bách khoa HN
+ Học viện Nông nghiệp Việt Nam
+ Viện Đại học Mở HN
+ ĐH Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
- Miền Nam:
+ ĐH Bách khoa TP HCM
+ Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM
+ Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
+ Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
+ Đại học sư phạm kỹ thuật Tp.HCM
+ Đại học Công nghiệp Tp.HCM
+ Đại học Cần Thơ
+ Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng
Tổng hợp thông tin về 54 ngành nghề https://bit.ly/2yWIc49