Kinh tế lượng | Bài tập chương 4: Phân tích hồi quy với biến định tính'

Ngày: 21/12/2023

KINH TẾ LƯỢNG
BÀI TẬP CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HỒI QUY VỚI BIẾN ĐỊNH TÍNH


Các bài trước chúng ta đã nghiên cứu các biến độc lập là biến định lượng, tức là giá trị của chúng được đo bằng các con số. Ví dụ như các biến: chi tiêu, thu nhập, sản lượng, vốn, lao động,... Thì chương 4 này ta sẽ quan tâm đến việc đưa biến định tính vào mô hình trong vai trò biến độc lập và hướng dẫn làm bài tập phần này. Xem lại nội dung các phần trước nếu cần (link bên dưới). Và đừng quên chăm chỉ luyện đề nhé !!! Đề thi bạn cần ở dưới đâyyy

Ôn thi trắc nghiệm KINH TẾ LƯỢNG UEH
Ôn thi trắc nghiệm KINH TẾ LƯỢNG NEU ⇒ Học đầy đủ full chương trình TẠI ĐÂY

Xem thêm:

 

Kinh tế lượng - bài tập chương 1: Mô hình hồi quy tuyến tính hai biến'

Kinh tế lượng - bài tập chương 2: Mô hình hồi quy bội'

Kinh tế lượng - bài tập chương 3: Suy diễn thống kê và dự báo từ mô hình hồi quy

Kinh tế lượng - bài tập chương 5: Kiểm định và lựa chọn mô hình

kinh tế lượng bài tập chương 4 PHÂN TÍCH HỒI QUY VỚI BIẾN ĐỊNH TÍNH


Bài tập 4.1

Cho CT là chi tiêu, TN là thu nhập trong 1 năm của một số người (đơn vị: triệu đồng), D bằng 1 nếu quan sát là nam và bằng 0 nếu quan sát là nữ. Có kết quả bảng 4.1

Bảng 4.1: Hồi quy CT theo D, TN có hệ số chặn

Cho hiệp phương sai ước lượng hai hệ số góc xấp xỉ bằng 0.04

  1. Viết hàm hồi quy tổng thể, hồi quy mẫu đối với nam và nữ

  2. Tìm ước lượng điểm chỉ tiêu trung bình của nam và nữ khi thu nhập là 100

  3. Tiêu dùng tự định (chi tiêu không có thu nhập) của nam và nữ có khác nhau không ?

  4. Có thể nói tiêu dùng tự định của nam cao hơn tiêu dùng tự định của nữ không ? nếu có thì cao hơn trong khoảng bao nhiêu?

  5. Ước lượng khoảng tiêu dùng tự định của nữ

  6. Ước lượng khoảng tiêu dùng tự định của nam

  7. Trong 40 người trên có một số đã có gia đình riêng, một số chưa có gia đình riêng. Có ý kiến cho rằng tiêu dùng tự định của người đã có gia đình cao hơn người chưa có gia đình. Hãy nêu cách để đánh giá nhận định đó.

 

Bài 4.2

Tiếp tục với bộ số liệu Chi tiêu - Thu nhập của nam và nữ trong bài 4.1, có bảng kết quả sau:

Bảng 4.2: Hồi quy CT theo TN, D*TN có hệ số chặn

Cho hiệp phương sai ước lượng hai hệ số góc xấp xỉ bằng 0

  1. Viết hàm hồi quy tổng thể, hồi quy mẫu đối với nam và nữ và tìm ước lượng điểm chi tiêu trung bình của nam và nữ khi thu nhập là 120

  2. Khuynh hướng tiêu dùng cận biên của nam và nữ có khác nhau không? Nếu có thì chênh lệch trong khoảng nào?

  3. Ước lượng cho khuynh hướng tiêu dùng cận biên của nữ và nam

  4. Nêu cách để kiểm định ý kiến cho rằng khuynh hướng tiêu dùng cận biên của người đã có gia đình thấp hơn người chưa có gia đình?

 

Bài 4.3

Cho kết quả ước lượng, với CO là sản lượng ngành xây dựng, GIPG là sản lượng công nghiệp công ty vốn nhà nước, MN là biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu là tỉnh ở miền Nam, bằng 0 với các tỉnh còn lại

Bảng 4.3: Hồi quy Co theo MN, MN*GIPG có hệ số chặn

  1. Viết hàm hồi quy tổng thể, hồi quy mẫu đối với các tỉnh miền Nam và các tỉnh còn lại

  2. Hệ số chặn của mô hình có thực sự khác nhau giữa miền Nam và miền khác không ?

  3. Hệ số góc của mô hình có thực sự khác nhau giữa miền Nam và miền khác không ?

  4. Khi quy đổi CO theo GIPG có hệ số chặn thì hệ số xác định bằng 0.635. Vậy việc phân chia miền Nam và không phải miền Nam có thực sự ý nghĩa không?

 

LỜI GIẢI


Bài 4.1



Bài 4.2



Bài 4.3


Trên đây là toàn bộ tài liệu về 'Phân tích hồi quy với biến định tính', hi vọng các bạn đã tìm được thông tin mình mong muốn. Đừng quên để lại bình luận dưới bài viết này hoặc phản hồi về fanpage Onthisinhvien.com để được giải đáp sớm nhất nhé.

Chúc bạn học tập hiệu quả - đạt kết quả cao !!

Xem thêm:

Kinh tế lượng - bài tập chương 1: Mô hình hồi quy tuyến tính hai biến'

Kinh tế lượng - bài tập chương 2: Mô hình hồi quy bội'

Kinh tế lượng - bài tập chương 3: Suy diễn thống kê và dự báo từ mô hình hồi quy

Kinh tế lượng - bài tập chương 5: Kiểm định và lựa chọn mô hình