Đại sứ truyền thông HL là gì và cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên

Đại sứ truyền thông HL

Đại sứ truyền thông HL là những gương mặt hỗ trợ cho các dự án trong việc tiếp cận gần hơn đối với tất cả mọi người. Họ là người đồng hành với các dự án trong một giai đoạn nhất định. Đại sứ truyền thông là nhân tố quan trọng ít nhiều quyết định tới sự thành công của dự án truyền thông đó.
 

1- Đại sứ truyền thông HL phù hợp với ai?

  • Là các bạn sinh viên năm nhất và sinh viên năm thứ hai đại học
  • Có tinh thần trách nhiệm cao, tính kỷ luật tốt.
Nếu bạn là sinh viên tự tin và hòa đồng với bạn bè => bạn có thể ứng tuyển làm đại sứ truyền thông về lớp

Nếu bạn là sinh viên tham gia các CLB, đoàn thể, tình nguyện => bạn có thể ứng tuyển làm đại sứ truyền thông về tổ chức

 

2- Mục tiêu truyền thông là gì?

Mục tiêu của truyền thông đó chính là cung cấp thông tin. Các thông tin bao gồm tài liệu học tập mới nhất được biên soạn bởi anh chị Mentor và CTV BSTL HL, cách kích hoạt khóa học hoặc Ebook, thông tin ưu đãi các khóa học offline, khóa học online và ebook, chia sẻ hiểu biết của mình về thương hiệu Ôn thi sinh viên HL với các bạn trong lớp,…
 

3- Quá trình truyền thông gồm các yếu tố cơ bản nào?


Quá trình truyền thông gồm các yếu tố cơ bản đó là:
  • Nguồn: Đây là một trong những yếu tố mang tới nguồn thông tin, nội dung để khởi xướng cho quá trình hình thành truyền thông. Thông thường Quản lý sẽ cung cấp các nguồn tài liệu bổ ích và mới nhất tới các bạn
  • Thông điệp: Là một trong những nội dung trao đổi nguồn để truyền đạt tới đối tượng tiếp nhận. Thông điệp thường là chủ đề của tài liệu, bài viết liên quan đến các giai đoạn ôn tập kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ, hay ưu đãi hoặc chương trình khai giảng sớm dành cho các bạn sinh viên có kỳ vọng giành học bổng thời sinh viên.
  • Kênh truyền thông: Là phương tiện, cách thức và con đường để truyền đạt thông điệp từ nguồn đến người tiếp nhận. Đại sứ truyền thông không chỉ truyền thông qua lớp mình đang theo học, bạn có thể truyền thông đến bạn bè cùng CLB hoặc cùng hội đồng hương.
  • Nhiễu: là yếu tố làm loãng thông tin trong quá trình truyền thông
 

4- Vai trò của truyền thông là gì?

Truyền thông là yếu tố quan trọng trong các chiến dịch quảng bá, xây dựng, phát triển của doanh nghiệp. Các vai trò của truyền thông đó là:
  • Truyền thông xây dựng thương hiệu là phương tiện đem thương hiệu OTSV tới gần hơn với sinh viên. Thông qua các kênh truyền thông như tài trợ, truyền miệng, các sản phẩm cho đi…Hình ảnh và các thông điệp mang nội dung về OTSV đến với các bạn.
  • Truyền thông tạo nhu cầu là công cụ định hướng hành vi sinh viên. Thông qua hoạt động truyền thông chia sẻ các nội dung học tập tới sinh viên qua các lớp, tổ chức sẽ giúp xây dựng văn hóa học tập và văn hóa ôn thi của sinh viên.
  • Truyền thông giải quyết vấn đề là hoạt động mang tính chất đa chiều nên cần phải có những nhận biết rõ ràng về thông tin để phản hồi với khách hàng nhằm mục đích phát huy tối ưu các thông tin sửa đổi và điều chỉnh thông tin nhiễu.
 

5- Các công việc của Đại sứ truyền thông là gì?

Người làm truyền thông sẽ đảm nhận nhiều công việc khác nhau, tùy thuộc vào vị trí, chức vụ hay địa điểm làm việc. Về cơ bản, họ sẽ thực hiện các công việc sau:
  • Viết, biên tập lại các tài liệu, văn bản về thông cáo báo chí, bản tin nội bộ.
  • Lên các kế hoạch tổ chức các sự kiện cho doanh nghiệp.
  • Phối hợp, tư vấn để các bộ phận khác tạo dựng và phát triển các mối quan hệ với nhóm đối tượng như khách hàng, nhân viên,…
  • Thu thập, nghiên cứu và phân tích các thông tin để đưa ra ý kiến tư vấn cho doanh nghiệp, các vấn đề liên quan tới hình ảnh thương hiệu.
  • Dự báo và đưa ra những giải pháp ngăn ngừa trước các khủng hoảng có thể xảy ra.
  • ….
Mong rằng, nội dung thông tin trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm truyền thông là gì, vai trò. Bất kỳ các thắc mắc nào cần được giải đáp, quý bạn đọc hãy comment phía dưới

----

6-  Ứng tuyển đại sứ truyền thông Onthisinhvien
 

Gửi email tới info@onthisinhvien.com với tiêu đề email "Ứng tuyển đại sứ truyền thông + Ký hiệu trường đại học" và nội dung email:
+ Họ và tên
+ Tên lớp chuyên ngành (Bao gồm ký hiệu khóa bao nhiêu)
+ Vai trò/Vị trí trong lớp chuyên ngành