Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chương 1 Pháp luật Đại cương

Ngày: 05/01/2023

CÂU HỎI ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 1 PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG CÙNG ONTHISINHVIEN.COM

Như ở bài viết tóm tắt kiến thức chương 1 Pháp luật đại cương trước đã nói, bài viết tiếp theo này sẽ là một vài câu hỏi ôn tập sau khi học xong lý thuyết, hãy lướt xuống dưới để theo dõi nhé!

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC

Câu 1: Nhà nước do ai lập ra?
A. Do Thượng đế
B. Do toàn dân
C. Do giai cấp thống trị
D. Do giai cấp bị trị
Câu 2: Hình thức Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
A. Cộng hòa tổng thống
B. Cộng hòa đại nghị
C. Cộng hòa lưỡng tính 
D. Quân chủ lập hiến
Câu 3: Hoạt động nào KHÔNG thuộc chức năng đối ngoại của nhà nước?
A. Thiết lập mối quan hệ với các tổ chức quốc tế
B. Xây dựng hệ thống đường liên tỉnh với nguồn vốn tự có
C. Chống kẻ thù xâm lược
D. Thiết lập quan hệ đối với các quốc gia trên thế giới
Câu 4: Các cơ quan quyền lực nhà nước của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
A. Quốc hội, Hội đồng nhân dân 
B. Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân
C. Quốc hội, Tòa án Nhân dân
D. Quốc hội, Chính phủ
Câu 5: Nội dung nào không thuộc bản chất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam?
A. Pháp chế Xã hội chủ nghĩa
B. Giai cấp
C. Xã hội
D. Tôn giáo
Câu 6: Cơ quan quản lý nhà nước gồm có:
A. Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân
B. Quốc hội, Chính phủ
C. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp
D. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp 
Câu 7: Khẳng định nào sau đây về Chủ tịch nước KHÔNG đúng?
A. Là nguyên thủ quốc gia
B. Quyết định vấn đề chiến tranh
C. Là người đứng đầu nhà nước
D. Là một cá nhân
Câu 8: Trong lịch sử có các hình thức nhà nước nào tồn tại?
A. Chủ nô, phong kiến, tư sản
B. Quân chủ, cộng hòa
C. Cổ đại, trung đại, hiện đại
D. Chủ nô, phong kiến, tư bản, xã hội chủ nghĩa
Câu 9: Người nào không có quyền biểu quyết trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ?
A. Thủ trưởng Cơ quan thuộc Chính phủ
B. Phó Thủ tướng Chính phủ
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
Câu 10: Cơ quan hành pháp là:
A. Ủy ban Thường vụ Quốc hội
B. Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân 
C. Tất cả đều sai
D. Quốc hội, Chính phủ
Câu 11: Chính thể Cộng hòa tồn tại ở những kiểu Nhà nước nào?
A. Phong kiến
B. Tất cả đều đúng
C. Tư sản
D. Chiếm hữu nô lệ
Câu 12: Phương án nào dưới đây KHÔNG phải là sự thể hiện tính quyền lực nhà nước cao nhất của Quốc hội?
A. Lập hiến, lập pháp
B. Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước
C. Lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
D. Có sự tập trung, thống nhất cả 3 quyền lực: lập pháp, hành pháp, tư pháp
Câu 13: Hoạt động nào thể hiện chức năng đối nội của Nhà nước ta?
A. Thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế.
B. Phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia.
C. Xây dựng đường quốc lộ bằng vốn ngân sách nhà nước.
D. Ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ
Câu 14: Nhận định nào dưới đây về Hội đồng nhân dân là KHÔNG đúng ?
A. Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.
B. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
C. Hội đồng nhân dân do nhân dân địa phương bầu ra.
D. Hội đồng nhân dân là cơ quan do nhân dân cả nước bầu ra
Câu 15: Quốc hội KHÔNG có dạng hoạt động nào?
A. Hoạt động của Hội đồng dân tộc
B. Kỳ họp Quốc hội.
C. Phiên họp thường kỳ hàng tháng của Quốc hội.
D. Hoạt động của đại biểu QH
Câu 16: Quốc hội KHÔNG có thẩm quyền nào dưới đây? (Có 2 đáp án đúng)
A. Quyền quyết định những vấn đề quan trọng và trọng đại nhất của đất nước
B. Quyền lập hiến, lập pháp
C. Quyền xét xử tối cao
D. Quyền giám sát tối cao đối với các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
E. Thực hiện quyền công tố và kiểm sát đối với hoạt động tư pháp.
Câu 17: Thông thường Quốc hội có nhiệm kỳ là:
A. 3 năm
B. 5 năm
C. 6 năm
D. 4 năm

Vậy là hết 17 câu rồi nè, bạn có thể xem thêm đáp án và lý thuyết, bài tập của các chương khác tại khóa học: NEU Pháp luật đại cương (học đầy đủ)
Đón xem đề tự luận thi giữa kỳ PLĐC được Onthisinhvien chúng mình sưu tầm ở bài viết sau nhé! Tạm biệt!!!