Lưu ý: Chương trình này một số trường có thể sắp xếp khác nhau, nhưng sẽ không khác nhau quá về nội dung kiến thức.
BÀI TẬP SỨC BỀN VẬT LIỆU
Bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn làm các dạng bài tập trong sức bền vật liệu, cố gắng chia theo từng chương, có lời giải một cách chi tiết.
Nếu có thể mình sẽ làm cả video nữa, đọc lời giải mà khó hiểu quá thì bạn có thể xem video nhé.
Okê zô!
Chương 1: Những khái niệm chung cơ bản của sức bền vật liệu
Phần này thì sẽ có các câu hỏi liên quan lý thuyết thôi, các bạn có thể tự làm rõ các câu hỏi sau nhé:
1, Sức bền vật liệu là gì? Có vai trò như thế nào trong ngành Xây dựng và Cơ khí?
2, Nhiệm vụ của tính toán sức bền vật liệu là gì?
3, Các loại biến dạng và chuyển vị?
4, Ngoại lực là gì? Nội lực là gì? Tương ứng với những ứng suất nào?
Có thể tra Google phần này nhé, click ngay vào link bên trên hoặc tải slide dưới đây:
Chương 2: Vẽ biểu đồ nội lực
Đây là chương quan trọng nhất trong bài tập sức bền vật liệu 1, nó sẽ đi theo các bạn qua rất nhiều chương khác nhau nữa.
Yêu cầu của phần này thường sẽ là:
Vẽ biểu đồ nội lực
Vẽ biểu đồ Momen uốn
Vẽ biểu đồ Lực cắt
Mục đích để Mmax và Qmax. Phương pháp được sử dụng nhiều nhất là "Phương pháp mặt cắt". Bạn có thể xem các bài tập sau
Nếu như xem lời giải vẫn chưa hiểu bạn có thể xem video sau đây, mình đã hướng dẫn khá chi tiết rồi đấy:
Đây là 2 bài cơ bản nhất của chương này, nó rất là dễ và đơn giản.
Phần này thuộc về "kỹ năng", mà kỹ năng thì phải rèn luyện, nên hãy cố gắng làm thêm các bài tập khác nhé (nhớ là phải đối chiếu đáp án nữa nha).
BÀI TẬP VẼ BIỂU ĐỒ NỘI LỰC LUYỆN THÊM
Dưới đây là phần bài tập làm thêm, các bài ở đây đều được lấy từ đề thi của các trường trong khối Xây dựng và Cơ khí. Vì vậy hãy làm nó đi, vì biết đâu nó xuất hiện lại trong đề thi của bạn đấy.
Bài 3: Vẽ biểu đồ nội lực (bao gồm biểu đồ Momen uốn và biểu đồ lực cắt) cho dầm đơn giản có phân bố tải trọng như sau:
Biết P = 40 kN và q = 20 kN/m
Bài 4:Vẽ biểu đồ nội lực và xác định Mmax , Qmax cho đoạn dầm đơn giản có đầu thừa như hình vẽ, biết:
a = 3m, b = 1m.
q = 10 kN/m ; P = 20 kN
Bài 5: Vẽ biểu đồ nội lực và xác định Mmax , Qmax cho đoạn dầm công xôn như hình vẽ, biết:
q = 20 kN/m; M = 25 kNm
P = 35 kN
Bài 6: Vẽ biểu đồ nội lực (bao gồm biểu đồ Momen uốn và biểu đồ lực cắt) cho dầm đơn giản có phân bố tải trọng như hình vẽ, biết:
q = 10 kN/m; M = 30 kNm
P = 20 kN; a = 2m
Những bài tập này đã từng xuất hiện trong đề thi, bằng kiến thức của mình, bạn hãy giải lại nó, làm xong có thể đối chiếu đáp án với mình trong khoá học "Lấy gốc Sức bền vật liệu" dưới đây.
Nếu bạn đã là thành viên trong khoá học, đừng quên ghi chú lại các note cuối mỗi video - Cuối kỳ sẽ mang ra để ôn lại, cực kỳ nhanh và đầy đủ.
Nếu có bài nào khó quá, bạn có thể hỏi mình ngay trong nhóm Zalo của khoá học nhé.
Trên đây là phần 1 của Hướng dẫn làm bài tập sức bền vật liệu, mình đã chỉ bạn cách "xúc gọn" Chương 1 Vẽ biểu đồ nội lực rồi nhé. Việc của bạn bây giờ là hãy đọc lại, tự làm lại và PHẢI LÀM THÊM CÁC BÀI TẬP KHÁC. Thì mới có khả năng làm chủ môn này được.
Hi vọng những bài tập và video trên đây sẽ giúp các bạn phần nào đỡ vất vả hơn trong quá trình ôn tập và học môn này nha. Nếu bạn bè của mình cũng đang học Sức bền, hãy gửi ngay bài này cho nó, thông vào não nó và cíu nó một mạng nhé ^^.