TẤT TẦN TẬT VỀ ĐƯỜNG ẢNH HƯỞNG TRONG CƠ KẾT CẤU 1( PHẦN 3)
Bài 4, (Đề Thi)
Cho hệ như hình vẽ, vẽ các đường ảnh hưởng VE , Mk , Qk , Mm , Qm , Nn
Giải
Bài này chỉ khó duy nhất mỗi đường ảnh hưởng VE và Nn , các đường còn lại thì đều là tiết diện đầu thừa hết nhá.
Có thể giải thích như sau:
+, VE : E thì thuộc DEF - là hệ chính – vì nó là 1 cái ngàm. Cô lập DEF lại, vứt hết khớp D khớp F đi. Nếu muốn tính VE thì anh em sẽ làm gì? Thì mình sẽ lấy tổng các lực theo phương thẳng đứng đúng không?
Vậy bây giờ nếu cho P = 1 chạy từ D đến F, tổng các lực theo phương đứng thì có đúng là VE luôn bằng P không? => vẽ được đoạn DF.
Các đoạn còn lại vẽ tương tự với quy tắc qua khớp không đổi + tìm điểm 0.
Vậy còn Nn ? Hãy thử suy nghĩ làm sao để tính được Nn ? (gợi ý Nn = -VE). Suy nghĩ câu này xem nhé :))), không biết lại lên Website bình luận nha.
Bài 5: (Đề thi) – Xử lý bài có ngàm trượt – trượt cả môn luôn
Thôi tớ chả buồn cho đề nữa, các cậu thích vẽ thế nào thì vẽ nhá.
Thế mà nó hỏi anh em vẽ ME thì sao? Gợi ý là cô lập DEF, đặt lực P = 1 vào D, sau đó tính ME => được 1 điểm, điểm thứ 2 là điểm 0 tại E (gióng lên), nối 2 điểm đó lại, xong kéo dài ra đến F => done DEF, các hệ còn lại vẽ theo quy tắc cũ : đi qua khớp + tìm điểm 0.
Bài này tớ giải thích trên Website nhé. Vì nó khó nói lắm.
Bài 6: (Đề thi)
(Lớp nào mà thầy không dạy đường ảnh hưởng hệ 3 khớp thì không cần làm bài này, vì rất ít khi các bạn được làm, điển hình như lớp nào học thầy VTC đáng iu ấy =]]] )
(và mình khuyên chân thành anh em không thi là đừng cố gắng để hiểu nó, vì thật sự nó rất rối não)
Để hiểu theo cách “hệ 3 khớp” thì anh em hãy lên trên Website đọc bài vẽ đường ảnh hưởng cho hệ 3 khớp nhá.
Còn để hiểu theo hệ bình thường thì anh em có thấy không? GM là 1 thanh 2 đầu khớp, vậy là anh em có thể coi GM là 1 cái “gối di động” cũng được – bài toán trở về bình thường nhá.
Mình nói là “coi” – chứ mình không mặc định nó là gối di động đâu nhá.
Bài này nó chỉ yêu cầu vậy thôi anh em ạ.