Tất tần tật về đăng ký tín chỉ cho các tấm chiếu mới

Ngày: 17/08/2023
Các tấm chiếu mới chắc đang khá hoang mang khi được nghe kể về trận chiến đăng ký tín chỉ từ anh chị khóa trước phải không? Bài viết này sẽ Ôn thi sinh viên sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn tất tần tật mọi thứ về tín chỉ và cách đăng ký tín chỉ hiệu quả nhé!! Hãy tham gia với chúng mình tại đây để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé 
 
 

1. Tín chỉ là gì? 


Tín chỉ được coi là đơn vị dùng để đo lường mức độ học tập của hệ thống trường đại học. Theo đó, 1 tín chỉ thường sẽ tương đương 15 tiết học, mỗi tiết kéo dài từ 45 - 80 phút tùy từng trường. 

Đăng kí tín chỉ là một hoạt động bắt buộc của các bạn sinh viên trước mỗi học kỳ để lựa chọn môn học và lịch học phù hợp với nhu cầu cá nhân. Mỗi lần đăng ký tín chỉ thường được ví như một “cuộc chiến nảy lửa” để tranh giành học phần. Các bạn có thể chọn các môn theo lộ trình học của trường, chúng ta có thể học vượt hoặc học ghép tùy chọn. Có một số lớp học phần quá ít sinh viên đăng ký so với dự kiến ban đầu có thể sẽ bị nhà trường hủy bỏ. 

2. Học phần bắt buộc và học phần tự chọn


Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy để đảm bảo mặt bằng trình độ đào tạo chung của mọi sinh viên ở một cấp hoặc một hệ đào tạo.
 

Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của nhà trường nhằm đa dạng hóa hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tùy ý để tích lũy đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.

3. Thời gian đăng ký tín chỉ


Mỗi trường đều sẽ quy định thời gian đăng ký riêng cho mỗi khóa, thời gian có thể kéo dài từ 3 - 7 ngày nhưng hầu như chỉ trong 1 phút từ khi mở tín chỉ là chúng ta đã hết sạch slot rồi!!!
 
 

4. Cách thức đăng ký tín chỉ 


- B1: Truy cập trang web của trường 
- B2: Chọn mục Đăng ký học phần
- B3: Sau khi lựa chọn xong các học phần bấm nút “Đăng ký” để hoàn tất

 

Giao diện minh họa

5. Các tips để không “thất học”


Giai đoạn 1: Trước khi đăng ký

- Hiểu rõ về chương trình đào tạo: Mỗi người cần kiểm tra và tìm hiểu kỹ lại chương trình đào tạo của Khoa mình học, ghi lại tên, mã môn học bạn muốn đăng ký trong kỳ tới. Nội dung về chương trình đào tạo bạn cần tra cứu tại cổng thông tin của trường với thông tin được cập nhật mới nhất.

- Khi sắp xếp và cân nhắc về các môn học, bạn có thể lựa chọn học đúng hoặc học vượt. Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng ký kèm trong đó là cả các môn mà bạn có nhu cầu học lại và học cải thiện điểm số. 

- Sắp xếp thời khóa biểu: Các bạn nên sắp xếp các môn mình dự định đăng ký theo lịch cá nhân để có thể cân bằng giữa đi học, đi làm và nghỉ ngơi. Bạn có thể tra cứu môn học và lịch học của lớp trên trang đăng ký tín chỉ, bạn chỉ cần tìm kiếm tên môn học và lọc theo mã các môn bạn thấy phù hợp. Việc ghi lại tên, mã lớp học có thể giúp bạn tra cứu dễ dàng hơn trong khi đăng ký.
*Chú ý xem lớp đó đã full chưa để tìm kiếm lớp thay thế nhé! Mỗi môn học 1 - 2 ca/tuần nên các bạn sắp xếp hợp lý để tránh việc các môn trùng nhau nhé, sai một li là kế hoạch học tập của bạn sẽ vô cùng rắc rối đó!

 
Lịch trình minh họa

Bạn nên lập bảng sơ bộ với các thông tin về: môn học, thời gian học, giảng viên, địa chỉ học,.... Việc liệt kê này giúp bạn dễ dàng so sánh các thông tin với nhau và dễ dàng chọn được khung giờ ưng ý. 

- Thảo luận với bạn bè trước khi đăng ký là một ý kiến không tồi. Bác bạn cùng lớp hoặc chung 1 nhóm nên đăng ký cùng 1 lớp học phần để có thể học cùng nhau, giúp đỡ đỡ nhau và cũng tiện cho việc lập group thuyết trình, tiểu luận…

Giai đoạn 2: Trong khi đăng ký

Đây là một  giai đoạn vô cùng quan trọng, quyết định sống còn với sự nghiệp học tập trong kỳ này của bạn. Sau đây là một số lưu ý quan trọng: 

- Hãy tắt chế độ hiển thị hình ảnh trên trình duyệt Web, việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm >40% lưu lượng và thời gian duyệt web. Với trình duyệt Chrome, bạn hãy vào biểu tượng 3 dòng gạch ngang góc phải trên cùng => chọn settings => Show advanced settings => mục Privacy => click chọn tùy chọn Content Settings =>  trong mục Images => chọn Do not show any images để tắt chế độ tự động load ảnh trên trình duyệt Chrome của bạn => chọn Done. Còn nếu bạn sử dụng trình duyệt web khác thì bạn có thể tham khảo những hướng dẫn trên mạng nhé!

 

- Nếu có thể thì hãy sử dụng nhiều trình duyệt web, ví dụ như Firefox, Google Chrome, Cờ Rôm+… để duyệt Web nhanh nhằm tăng cơ hội cho mình và tránh tình trạng lỗi, lớp học mà mình mong muốn hết chỗ. Còn nếu dùng một thì bạn nên dùng trình duyệt Firefox thay cho Chrome bởi Chrome sử dụng rất nhiều ram điều này làm năng suất máy bị giảm thiểu.
 
8 trình duyệt web phổ biến hiện nay cho điện thoại và PC
- Đối với tân sinh viên, trước khi đăng ký học phần nên đăng nhập trước để làm quen trước với giao diện và nên lưu lại tài khoản sinh viên để không phải đánh lại nhiều lần. 

- Khi đã đăng nhập tài khoản xong, hãy NHẤN LIÊN TỤC F5. Không mở nhiều trang web - Sau khi đăng nhập được, bạn bắt đầu lọc môn 

 

- Khi đã vào được trang học phần và đã nhìn được các lớp học phần, hãy nhanh chóng tích chọn được môn bạn muốn đăng ký và  lưu ngay để tránh trường hợp đang đăng ký bị out ra. 

- Nếu lớp học phần bạn muốn đăng ký đã hết, hãy thử nhìn xem còn chỗ trống ở lớp nào. Nếu lớp còn trống lại đúng vào thời gian rảnh của bạn, thì hãy cứ mặc kệ nhắm mắt và ấn đăng ký đi. Bởi vì chúng ta vẫn còn thời gian mấy ngày sau để hủy. Việc đầu tiên cứ là tranh chỗ ngồi đã!!!

- Sau khi đăng ký xong tất cả, vào xem thời khóa biểu để chắc chắn đã lưu đăng ký. Hãy chụp lại màn hình TKB để nếu về sau có sự cố với TKB thì có bằng chứng thắc mắc lên phòng đào tạo hỗ trợ.

- Ngoài ra, khi đăng ký xong, chúng mình nên out ra để các bạn khác đăng ký nhé!!

 

 
Trên đây là một số kinh nghiệm đăng kí tín chỉ. Chúc các bạn có một đợt đăng kí thành công và một kỳ học thật rực rỡ!