So sánh Hiệp định Giơnevơ 1954 và Hiệp định Pari 1973 Lịch sử Đảng

Ngày: 05/12/2023
Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) và Hiệp định Paris (1973) là hai hiệp định quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đều ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, đều có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, hai hiệp định cũng có những điểm khác nhau. Hãy cùng  Ôn thi sinh viên  tìm hiểu nhé!
 

I. Điểm giống nhau

1. Hoàn cảnh
- Đều được đàm phán và ký kết trong hoàn cảnh có sự hòa hoãn của các nước lớn
+ Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954): ta có chiến thắng Điện Biên Phủ 1954,  giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
+ Hiệp định Pari: trận Điện Biên Phủ trên không trong 12 ngày đêm (từ  ngày 18 đến ngày 29-12-1972), quân và dân miền Bắc đập tan cuộc tập  kích chiến lược bằng đường không của Mỹ. Qua đó, đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. 
- Đều được ký sau những thắng lợi quân sự lớn của quân dân Việt Nam
- Đều có sự chứng kiến, giám sát của một tổ chức hoặc đại diện quốc tế
2. Mục đích
- Giải quyết các cuộc chiến tranh ở Việt Nam bằng biện pháp hòa bình
- Buộc đối phương phải ký hiệp định công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước.
3. Nội dung
- Bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
- Các bên ký kết đều phải ngừng bắn và giải quyết các mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình
- Đều có điều khoản đối phương phải rút quân khỏi Việt Nam có thời hạn
- Đều có điều khoản thống nhất đất nước do nhân dân Việt Nam quyết định
4. Quá trình đàm phán: Diễn ra nhiều cuộc thương lượng căng thẳng, quyết liệt do bản chất ngoan cố và hiếu chiến của địch.
5. Ý nghĩa
– Đều là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự, kết hợp chính trị và đấu tranh ngoại giao, kết quả của sự đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta trong sự nghiệp chống ngoại xâm của toàn dân tộc.

 

– Các nước đế quốc công nhân quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn đất nước.
– Là những văn kiện quốc tế ghi nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
6. Vai trò: là những văn kiện quốc tế ghi nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

II. Điểm khác nhau

 
Đặc điểm Hiệp định Giơ ne vơ Hiệp định Paris
Hoàn cảnh - Hiệp định quốc tế do các cường quốc mở ra, chịu sự chi phối về lợi ích của các cường quốc, Việt Nam không giành được quyền chủ động tại hội nghị
- Hoàn cảnh quốc tế không thuận lợi cho 3 nước Đông Dương trong quá trình tham gia cuộc đàm phán
- Sau những thắng lợi quân sự, VN chủ động mở mặt trận ngoại giao, buộc Mỹ phải ngồi vào đàm phán và ký hiệp định
- Hoàn cảnh ký kết thuận lợi hơn so với Hiệp định Giơnevơ
Thành phần tham dự Là hội nghị quốc tế, chịu sự chi phối của các cường quốc (gồm 9 bên: Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, 3 chính phủ tay sai của Pháp ở Đông Dương, Việt Nam) Đặc biệt, Mĩ tham gia nhưng không ký vào bản hiệp định. Là hội nghị giữa Việt Nam 
và Mỹ, không có sự can thiệp của cường quốc. tuy là đàm phán 4 bên ( Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ, chính quyền Sài Gòn), nhưng thực chất là lập trường của hai bên: Việt Nam và Hoa Kỳ. Đặc biệt, Mỹ đã buộc phải ký vào bản hiệp định.
Loại hiệp định Hiệp định ngoại giao chính thức mang tính đa phương có sự tham gia của: Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, VN và 3 chính phủ của Pháp ở Đông Dương Hiệp định ngoại giao chính thức của 4 bên: Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Mỹ và Việt Nam Cộng hòa nhưng thực chất là 2 bên: Mỹ và Việt Nam
Thời gian diễn ra Từ 8/5/1954 đến 21/7/1954 (2 tháng ngắn ngủi). Hiệp định được ký ngày 20 tháng 7 năm 1954. Thời gian đàm phán kéo dài từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 1 năm 1973. (ròng rã 4 năm 9 tháng). Hiệp định được ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.
Phạm vi Chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.  Chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Vị trí đóng quân và vùng kiểm soát Quy định về tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời, tập kết quân 2 vùng riêng biệt: 
- Vĩ tuyến 17 trở ra Bắc thuộc quyền quản lí của Việt Nam 
- Vĩ tuyến 17 trở vào Nam thuộc quyền quản lí của Pháp 
- Hai bên công nhận VN có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị 
- Không quy định về tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, quân đội 2 bên kiểm soát những vùng chiếm đóng
Quy định rút quân - Pháp rút khỏi miền Bắc sau 300 ngày và Nam Đông Dương sau 2 năm nên Pháp có nhiều thời gian để tìm cách phá hoại hiệp định, gây khó khăn cho quá trình thống nhất Việt Nam 
- Mỹ lợi dụng điều khoản này để thực hiện mưu đồ thâm độc ở miền Nam Việt Nam
Mỹ phải rút quân sau 60 ngày kể từ ngày ký hiệp định nên điều kiện phá hoại cách mạng Việt Nam của Mỹ cũng hạn chế.
Vấn đề thống nhất Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước tổ chức vào tháng 7/1956 dưới sự giám sát của ủy ban quốc tế => có quy định cụ thể nhưng thời gian dài (2 năm) Việt Nam sẽ quyết định tương lai chính trị của miền Nam bằng tổng tuyển cử tự do, dân chủ không có sự can thiệp của bên ngoài dưới sự giám sát của một ủy ban quốc tế => có quy định cụ thể, thời gian ngắn hơn
Ý nghĩa - Văn bản pháp lý đầu tiên ghi nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản nhân dân Đông Dương - Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài, gian khổ của nhân dân Đông Dương - Pháp thất bại trong âm mưu xâm lược Việt Nam, Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương  - Buộc Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam - Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ: căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút”, làm so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho CM, tạo thuận lợi để ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam
 
Trên đây là toàn bộ nội dung về so sánh hai bản hiệp định. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn! Nhận ngay TÀI LIỆU ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG TẠI ĐÂY!!

 

Chúc các bạn học tốt!



Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)

Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT