Review ngành Luật
Ngày: 29/04/2020
1️⃣ Luật sư là gì?
Được mệnh danh là những “thầy cãi”, luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia.
Thực chất, luật sư là người thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng). Họ cung cấp các dịch vụ pháp lý như: tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật, và có thể đại diện cho thân chủ hoặc bảo vệ quyền lợi của thân chủ trước tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng.
2️⃣ Nghề luật sư làm gì?
Luật sư làm những công việc chính như:
• Tư vấn và đại diện về luật pháp cho khách hàng, trước các cơ quan chính phủ, và các vấn đề cá nhân
• Giao tiếp với khách hàng và những người khác
• Nghiên cứu cách cư xử và phân tích các vấn đề về luật pháp
• Làm sáng tỏ luật, chỉ đạo và điều chỉnh cho cá nhân cũng như doanh nghiệp hành xử cho đúng luật
• Đưa ra sự thật bằng cách viết hoặc thuyết minh với khách hàng hay những đơn vị được đại diện
• Chuẩn bị và nộp văn bản pháp luật ví dụ như vụ kiện, khiếu nại, hợp đồng, công việc…
Luật sư thường giám sát nhân viên hỗ trợ, ví dụ như trợ lý giám đốc. Tùy vào nơi làm việc mà luật sư có những công việc khác nhau.
• Luật sư hình sự còn được gọi là công tố viên hay luật sư bào chữa
• Công tố viên làm việc cho chính phủ để nộp đơn kiện hoặc phụ trách, chống lại cá nhân hay công ty bị cho là vi phạm pháp luật
• Luật sư bào chữa: làm việc cho những cá nhân hoặc chính phủ để bảo vệ các vị cáo
• Người tham mưu của chính phủ: thường làm việc trong các cơ quan chính phủ. Công việc chính là viết và giải thích luật, quy định, thiết lập các thủ tục để thực thi chúng cũng như đánh giá luật dựa trên quyết định của các cơ quan
• Cố vấn của công ty là luật sư làm việc cho một tập đoàn, tư vấn cho giám đốc điều hành của công ty về các vấn đề pháp lý có liên quan tới việc kinh doanh như bằng sáng chế, quy định của chính phủ, hợp đồng với các công ty khác, thuế…
Tùy theo từng lĩnh vực cụ thể, người ta chia luật sư thành các nhóm sau:
• Luật sư môi trường: đối phó với các vấn đề phát sinh liên quan tới môi trường. Họ có thể đại diện cho các nhóm, các cơ quan xử lý rác thải và các cơ quan chính phủ để đảm bảo những đơn vị đó tuân thủ đúng luật.
• Luật sư thuế: xử lý hàng loạt công việc liên quan đến thuế của doanh nghiệp hay cá nhân. Họ giúp khách hàng hướng về những quy định thuế phức tạp như thuế cho các hạng mục như thu nhập, lợi nhuận, tài sản…
• Luật sư sở hữu trí tuệ: bảo vệ trước pháp luật về những vấn đề liên quan đến sáng chế, bằng sáng chế, nhãn hiệu và các công trình trí tuệ như âm nhạc, sách, phim…
• Luật sư gia đình xử lý các vấn đề pháp lý có liên quan đến gia đình như ly hôn, nuôi con…
• Luật sư chứng khoán: làm việc với các vấn đề liên quan đến việc mua bán chứng khoán.
• Luật sư tranh tụng xử lý các vụ kiện và tranh chấp giữa các cá nhân, cơ quan như tranh tụng hợp đồng, tài sản, thương tích cá nhân… Họ có thể chuyên về một lĩnh vực hoặc kiêm tất cả các lĩnh vực.
3️⃣ Luật sư làm việc ở đâu?
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty tư vấn luật, phòng tổ chức hành chính, phòng pháp chế tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngoài ra, còn có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân từ cấp trung ương đến địa phương; nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học, viện nghiên cứu…
4️⃣ Làm thế nào để trở thành một luật sư?
Để trở thành luật sư, bạn cần có:
1. Bằng cử nhân luật: Bạn phải học để lấy bằng cử nhân luật tại bất kì 1 cơ sở đào tạo về luật.
2. Sau khi có bằng cử nhân luật, bạn phải học tiếp 1 lớp đào tạo nghề luật sư tại học viện Tư pháp. Thời gian đào tạo là 6 tháng.
3. Sau khi trải qua khoảng thời gian tại học viện Tư pháp, bạn sẽ phải trải qua thời gian tập sự tại các văn phòng luật, công ty luật
4. Khi đã tập sự đủ thời gian, bạn cần phải thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề để được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
5. Sau khi có giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư do Bộ Tư pháp cấp, Bạn cần phải lập bộ hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề. Nếu hồ sơ hợp lệ, trong vòng 30 ngày, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
6. Sau khi đã có Chứng chỉ hành nghề luật sư, bạn cần phải gia nhập một Đoàn luật sư do mình lựa chọn để hành nghề luật sư.
Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu bạn đủ Điều kiện thì sẽ được Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư gia nhập Đoàn luật sư. Người gia nhập Đoàn luật sư được tổ chức luật sư toàn quốc cấp Thẻ luật sư theo đề nghị của Đoàn luật sư.
5️⃣ Học cử nhân luật ở đâu?
- Miền Bắc:
+ Đại học Luật Hà Nội
+ Đại học Quốc gia Hà Nội
+ Đại học Thương mại
+ Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
+ Đại học Công đoàn
- Miền Trung:
+ Đại học luật Huế
+ Đại học Vinh
+ Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
- Miền Nam:
+ Đại học Luật TP HCM
+ Đại học Kinh tế - Luật – Đại học Quốc gia TP HCM
+ Đại học Cần Thơ
Buổi Livestream tư vấn tuyển sinh của Đại học Kinh tế quốc dân: https://bit.ly/3cZrS19
Những thông tin quan trọng cần lưu ý về buổi Livestream : https://bit.ly/2SmahIU
Nhóm hỗ trợ các bạn học sinh sinh viên https://bit.ly/2SoiITU
Tổng hợp thông tin về 54 ngành nghề https://bit.ly/2yWIc49
Được mệnh danh là những “thầy cãi”, luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia.
Thực chất, luật sư là người thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng). Họ cung cấp các dịch vụ pháp lý như: tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật, và có thể đại diện cho thân chủ hoặc bảo vệ quyền lợi của thân chủ trước tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng.
2️⃣ Nghề luật sư làm gì?
Luật sư làm những công việc chính như:
• Tư vấn và đại diện về luật pháp cho khách hàng, trước các cơ quan chính phủ, và các vấn đề cá nhân
• Giao tiếp với khách hàng và những người khác
• Nghiên cứu cách cư xử và phân tích các vấn đề về luật pháp
• Làm sáng tỏ luật, chỉ đạo và điều chỉnh cho cá nhân cũng như doanh nghiệp hành xử cho đúng luật
• Đưa ra sự thật bằng cách viết hoặc thuyết minh với khách hàng hay những đơn vị được đại diện
• Chuẩn bị và nộp văn bản pháp luật ví dụ như vụ kiện, khiếu nại, hợp đồng, công việc…
Luật sư thường giám sát nhân viên hỗ trợ, ví dụ như trợ lý giám đốc. Tùy vào nơi làm việc mà luật sư có những công việc khác nhau.
• Luật sư hình sự còn được gọi là công tố viên hay luật sư bào chữa
• Công tố viên làm việc cho chính phủ để nộp đơn kiện hoặc phụ trách, chống lại cá nhân hay công ty bị cho là vi phạm pháp luật
• Luật sư bào chữa: làm việc cho những cá nhân hoặc chính phủ để bảo vệ các vị cáo
• Người tham mưu của chính phủ: thường làm việc trong các cơ quan chính phủ. Công việc chính là viết và giải thích luật, quy định, thiết lập các thủ tục để thực thi chúng cũng như đánh giá luật dựa trên quyết định của các cơ quan
• Cố vấn của công ty là luật sư làm việc cho một tập đoàn, tư vấn cho giám đốc điều hành của công ty về các vấn đề pháp lý có liên quan tới việc kinh doanh như bằng sáng chế, quy định của chính phủ, hợp đồng với các công ty khác, thuế…
Tùy theo từng lĩnh vực cụ thể, người ta chia luật sư thành các nhóm sau:
• Luật sư môi trường: đối phó với các vấn đề phát sinh liên quan tới môi trường. Họ có thể đại diện cho các nhóm, các cơ quan xử lý rác thải và các cơ quan chính phủ để đảm bảo những đơn vị đó tuân thủ đúng luật.
• Luật sư thuế: xử lý hàng loạt công việc liên quan đến thuế của doanh nghiệp hay cá nhân. Họ giúp khách hàng hướng về những quy định thuế phức tạp như thuế cho các hạng mục như thu nhập, lợi nhuận, tài sản…
• Luật sư sở hữu trí tuệ: bảo vệ trước pháp luật về những vấn đề liên quan đến sáng chế, bằng sáng chế, nhãn hiệu và các công trình trí tuệ như âm nhạc, sách, phim…
• Luật sư gia đình xử lý các vấn đề pháp lý có liên quan đến gia đình như ly hôn, nuôi con…
• Luật sư chứng khoán: làm việc với các vấn đề liên quan đến việc mua bán chứng khoán.
• Luật sư tranh tụng xử lý các vụ kiện và tranh chấp giữa các cá nhân, cơ quan như tranh tụng hợp đồng, tài sản, thương tích cá nhân… Họ có thể chuyên về một lĩnh vực hoặc kiêm tất cả các lĩnh vực.
3️⃣ Luật sư làm việc ở đâu?
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty tư vấn luật, phòng tổ chức hành chính, phòng pháp chế tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngoài ra, còn có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân từ cấp trung ương đến địa phương; nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học, viện nghiên cứu…
4️⃣ Làm thế nào để trở thành một luật sư?
Để trở thành luật sư, bạn cần có:
1. Bằng cử nhân luật: Bạn phải học để lấy bằng cử nhân luật tại bất kì 1 cơ sở đào tạo về luật.
2. Sau khi có bằng cử nhân luật, bạn phải học tiếp 1 lớp đào tạo nghề luật sư tại học viện Tư pháp. Thời gian đào tạo là 6 tháng.
3. Sau khi trải qua khoảng thời gian tại học viện Tư pháp, bạn sẽ phải trải qua thời gian tập sự tại các văn phòng luật, công ty luật
4. Khi đã tập sự đủ thời gian, bạn cần phải thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề để được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
5. Sau khi có giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư do Bộ Tư pháp cấp, Bạn cần phải lập bộ hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề. Nếu hồ sơ hợp lệ, trong vòng 30 ngày, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
6. Sau khi đã có Chứng chỉ hành nghề luật sư, bạn cần phải gia nhập một Đoàn luật sư do mình lựa chọn để hành nghề luật sư.
Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu bạn đủ Điều kiện thì sẽ được Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư gia nhập Đoàn luật sư. Người gia nhập Đoàn luật sư được tổ chức luật sư toàn quốc cấp Thẻ luật sư theo đề nghị của Đoàn luật sư.
5️⃣ Học cử nhân luật ở đâu?
- Miền Bắc:
+ Đại học Luật Hà Nội
+ Đại học Quốc gia Hà Nội
+ Đại học Thương mại
+ Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
+ Đại học Công đoàn
- Miền Trung:
+ Đại học luật Huế
+ Đại học Vinh
+ Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
- Miền Nam:
+ Đại học Luật TP HCM
+ Đại học Kinh tế - Luật – Đại học Quốc gia TP HCM
+ Đại học Cần Thơ
Buổi Livestream tư vấn tuyển sinh của Đại học Kinh tế quốc dân: https://bit.ly/3cZrS19
Những thông tin quan trọng cần lưu ý về buổi Livestream : https://bit.ly/2SmahIU
Nhóm hỗ trợ các bạn học sinh sinh viên https://bit.ly/2SoiITU
Tổng hợp thông tin về 54 ngành nghề https://bit.ly/2yWIc49