Phân tích quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản. Tại sao nói giá trị thặng dư là mục đích của tư bản?

Ngày: 10/03/2024
Giá trị thặng dư là một khái niệm trong lý thuyết kinh tế của C. Mác, chỉ phần giá trị mà công nhân làm thuê tạo ra ngoài giá trị sức lao động của họ, nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt mà không trả cho họ. Hãy cùng Ôn thi sinh viên  tìm hiểu nhé!
 

1. Đặc trưng kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất giá trị thặng dư 

Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, lao động của anh ta thuộc về nhà tư bản giống như những yếu tố khác của sản xuất và được nhà tư bản sử dụng sao cho có hiệu quả. Sản phẩm là do lao động của công nhân tạo ra nhưng nó không thuộc về công nhân mà thuộc sở hữu của nhà tư bản.

2. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư 

Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và giá trị thặng dư. Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất hàng hóa, với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động với quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hóa. 
- Giả định như sau: 
+ Lao động sản xuất trong điều kiện trung bình, thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội 
+ Giá trị của nguyên vật liệu được bảo toàn và chuyển hết vào sản phẩm mới (giá trị=giá cả), hàng hóa được trao đổi dựa trên nguyên tắc ngang giá. 
+ Ta xét ví dụ sản xuất sợi bông của một nhà tư bản với giả định giá bông là 1$/kg, tiền thuê 1 nhân công là 3$ và 1h 1 nhân công tạo ra 0,5$:
Chi phí sản xuất (10kg sợi-6h) Giá trị sản phẩm mới 
 NVL (Bông) :10$  Giá trị bông được chuyển vào sợi :10$
 Hao mòn máy móc :2$   Giá trị máy móc được chuyển vào sợi :2$ 
 Tiền công (GTSLĐ) :3$   Giá trị do sức lao động tạo ra :0,5$.6h=3$ 
 Tổng chi phí :15$   Giá cả của 10kg sợi :15$ 

Từ bảng trên cho thấy nếu quá trình lao động chỉ kéo dài đến điểm bù đắp giá trị lao động, tức là bằng thời gian lao động tất yếu thì chưa sản xuất giá trị thặng dư (m=0). 

Cũng với giả định trên, khi nhà tư bản buộc công nhân làm 12h-20kg sợi thì tổng chi phí lúc này là 27$ trong khi giá cả hàng hóa là 30$. Điều này đã đem lại cho nhà tư bản một giá trị thặng dư m=3$. Từ ví dụ trên ta có thể rút ra những kết luận sau:

 

- Về cơ cấu giá trị của sản phẩm mới:
W = Giá trị cũ + Giá trị mới = Giá trị của TLSX + Giá trị do SLĐ tạo ra (= Giá trị SLĐ+GTTD)
Vậy giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động docông nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
- Về phân chia ngày lao động: 
Ngày lao động của công nhân được chia thành 2 phần: phần ngày lao động mà công nhân tạo ra lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động mình bỏ ra gọi là thời gian lao động tất yếu và phần còn lại của ngày lao động gọi là thời gian lao động thặng dư. Giá trị thặng dư sẽ được tạo ra trong khoảng thời gian lao động thặng dư.

3.   Giá trị thặng dư là mục đích của tư bản vì

Giá trị thặng dư phản ánh mối quan hệ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê khi giá trị hàng hóa tạo ra do sức lao động của công nhân nhưng lại bị nhà tư bản chiếm không. Giá trị thặng dư là cội nguồn sinh ra sự giàu có, sung túc vì xuất hiện giá trị mới, là mục đích của bất kỳ nhà tư bản nào. Giá trị thặng dư càng tăng chứng tỏ nhà tư bản đó càng giàu có, khiến họ không ngừng sản xuất ra giá trị thặng dư, thúc đẩy tái sản xuất, mở rộng quy mô và tăng cường bóc lột.

 
 Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, ghé ngay website Ôn thi sinh viên để tìm cho mình lộ trình ôn tập phù hợp nhé!!

Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)

Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT