Phân biệt các loại hình doanh nghiệp thường gặp? Công ty cổ phần, công ty hợp danh và công ty TNHH trong quản trị kinh doanh

Ngày: 21/11/2023
Phân biệt các loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần, công ty hợp danh và các loại công ty TNHH là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt điểm cao trong học phần Quản trị kinh doanh 1. Bài viết này Ôn thi sinh viên sẽ trình bày về sự khác biệt và lợi ích của từng loại hình doanh nghiệp nhé!!
 
 

I. Các loại hình doanh nghiệp là ?

Doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức kinh doanh, có các hoạt động mua bán, trao đổi, giao dịch,.. Doanh nghiệp thì phải có có tên riêng, có tài sản, có trụ sở hoạt động. Doanh nghiệp phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và được sự cho phép hoạt động thì doanh nghiệp mới có thể làm việc.
 
Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp ở Việt Nam hiện nay
 
Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020, Việt Nam hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh.

 
 

II. Phân biệt các loại hình doanh nghiệp

Loại hình Đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm
Công ty cổ phần
 

- Thành viên sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, cổ động có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa
- Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
 
- Cổ đông chi chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
 - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong vòng 3 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
 - Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
 - Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn 
- Do công ty cổ phần không hạn chế cổ đông, điều hành công ty sẽ phức tạp hơn.
- Việc thành lập công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc bởi pháp luật về chế độ tài chính, kế toán
- Đối với công ty cổ phần sẽ khó khăn hơn khi đưa ra một quyết định nào đó đã là về quản lý doanh nghiệp hay kinh doanh do phải thông qua Hội Đông quan trị Đại hội đồng cổ đông. Vậy nên rất để bỏ qua những cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
Lưu ý: 
- Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức Công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, do 2 hay nhiều bên VN và nước ngoài hợp tác thành
Công ty hợp danh Là doanh nghiệp phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh có thể có các thành viên góp vốn. - Các thành viên góp vốn vào công ty hầu hết đều có quen biết và tin tưởng lẫn nhau. Do đó việc quản lý dễ dàng hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Do các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn nên dễ thuyết phục đối tác và khách hàng hơn kinh doanh
- Do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên đối với các thành viên hợp danh rủi ro hơn khi kinh doanh.
- Công ty không được phép phát hành bất cứ loại chứng khoán nào để huy động vốn

 
 
 
Công ty TNHH 1 thành viên Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu - Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nhiệm vụ tài sản khác trong công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký
- Chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác
- Trong suốt thời gian hoạt động không được giảm vốn điều lệ
- Khó khăn trong việc huy động vốn do không được tiếp nhận vốn của thành viên mới
- Không được phát hành cổ phiếu


Xem thêm: AEP Thi thử trắc nghiệm QTKD1 NEU


 
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Là doanh nghiệp trong đó các thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá 50 cùng cam kết góp vốn thành lập công ty. - Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp
 - Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp, giữa các thành viên trong công ty được luật pháp quy định khá chặt chẽ nên nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên,
hạn chế được sự gia nhập của người lạ vào công ty.
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
 - Không có quyền phát hành cổ phần.
- Thành viên muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp trước hết phải chuyển nhượng cho các thành viên còn lại rồi mới được chuyển nhượng cho người ngoài
 - Trong một số trường hợp, do việc các thành viên chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm

Xem thêm: AEP BOOK Quản trị kinh doanh NEU
 
 
Trên đây là những thông tin cơ bản về sự khác biệt giữa Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh và Công ty TNHH trong quản trị kinh doanh. Mỗi loại hình doanh nghiệp này có những đặc điểm riêng, cung cấp những quyền lợi và ưu điểm khác nhau cho chủ sở hữu và các thành viên liên quan. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn !!

Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)

Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT