Giải đáp những thắc mắc thường gặp khi học vi mô

Ngày: 05/04/2022

 Giải đáp những thắc mắc thường gặp khi học vi mô

     

      Vi mô luôn là một môn học vô cùng quan trọng bởi nó là môn học nền tảng cho những lý thuyết kinh tế sau này. Vì là môn học nền tảng nên những kiến thức của vi mô không quá khó và rất gần gũi với thực tiễn cuộc sống, nhưng trong quá trình học tập cũng có rất nhiều phần kiến thức và bài tập nan giải. vậy nên mình đã liệt kê một số những bài tập khiến sinh viên thắc mắc nhất để mọi người cùng tham khảo nhé:

 

 

 

I, CUNG CẦU

📕 Bài tập lý thuyết

1, Đường cầu thị trường và đường cầu khác nhau như nào k?

Đường cầu thị trường là cầu của cả thị trường về 1 sản phẩm tại các mức giá khác nhau, đường cầu thì có thể là cầu của cá nhân, cầu của 1 nhóm người hoặc cầu thị trường

2, Dịch chuyển vs di chuyển đường cầu khác nhau như nào?

Dịch chuyển đường cầu sang trái hoặc sang phải so vs đường ban đầu. Còn di chuyển là sự vận động trên chính đường cầu đó, gây ra bởi sự thay đổi của giá chính sản phẩm đó

📕Bài tập tính toán

- Phương trình hàm cầu: Hàm cầu tuyến tính: QD = a - bP

- Phương trình hàm cung: Hàm cung tuyến tính: QS = a + bP

- Thị trường cân bằng: QD = QS

- Khi chính phủ đánh thuế đơn vị là t$/đvsp bán ra thì đường cung về sản phẩm Y sẽ dịch chuyển sang trái ( giảm đi ). Khi đó, phương trình đường cung mới sẽ là: Ps' = Ps + t

- Khi chính phủ trợ cấp sản phẩm bán ra là t$/đvsp thì đường cung về sản phẩm Y sẽ dịch chuyển sang phải ( tăng lên). Khi đó, phương trình đường cung mới sẽ là: Ps' = Ps – t

💥Ví dụ nhé: Cung cầu về sản phẩm X:

(D): P=60-0.25Q (1)

(S): P=10+0.25Q (2)

a. Mức giá và sản lượng cân bằng thị trường.

Tại điểm cân bằng: (D) = (S) => Q=100

Thay Q=100 vào phương trình (1) hoặc (2) ta tính được P = 35.

b. Chính phủ đánh thuế 10$/ đvsp

Phương trình đường cung mới: Ps' = Ps + t= 20+0,25Q

Trạng thái cân bằng mới: Ps' = Pd <=> 20+0,25Q = 60 - 0,25Q=>Q=80, P= 40.

·         Phần thuế người mua chịu là: 40-35=5$

·         Phần thuế người bán chịu là: 10-5=5$

c. Chính phủ trợ cấp 10$/dvsp

Phương trình đường cung mới là: Ps'=Ps-10= 0,25Q

Trạng thái cân bằng mới là: Ps''=Pd<=>0,25Q=60-0,25Q=>Q=120, P= 30.

• Mức giá mà người mua phải trả là 30$

• Mức giá mà người bán nhận được là 30+t=40 $

 

II, CO GIÃN

📕Bài tập lý thuyết:

1,  Ảnh hưởng của độ co giãn đến gắng nặng thuế


2, Khi được mùa người nông dân thường không vui vì: 

a. Giá giảm và tổng doanh thu giảm

b. Giá tăng và tổng doanh thu giảm

c. Giá giảm và tổng doanh thu tăng

d. Giá tăng và tổng doanh thu tăng

Giải thích: Được mùa => nhiều sản lượng => lượng cung tăng, đường cung dịch phải. Mặt khác, lương thực là hàng hóa thiết yếu nên cầu co giãn ít theo thu nhập.

 

Nhìn vào đồ thị, với lượng cầu tăng lên rất nhỏ (Q2 – Q1) nhưng giá lại giảm xuống nhiều => được mùa mất giá.

3, Tại sao hàng hoá xa xỉ thì lại co giãn?

Vì nó chiếm tỷ lệ quá lớn trong ngân sách của e, nên chỉ cần nó tăng 1 chút thôi thì e sẽ khó có khả năng mua. ví dụ là iphone 12 có giá 30 triệu, chiếm hết ngân sách của e rồi, giờ nó tăng lên 31 triệu thì e cũng ko còn ngân sách để mua nên phải từ bỏ, trong kho chai nước 5k, tăng lên 10k thì e vẫn mua đc do nó chiếm tỉ lệ nhỏ trong ngân sách

4, Vì sao chính phủ đánh thuế với mặt hàng ít co giãn?

Ta thấy đường cầu càng ít co giãn thì người tiêu dùng càng thiệt và sản lượng giảm càng ít. Chính phủ khi tăng thuế sẽ tập trung vào hàng hóa đường cầu ít co giãn vì nếu làm ngược lại thì sản lượng giảm khiến cho tổng thu thuế giảm trong khi mục đích của tăng thuế là tăng nguồn thu

5, Hai người bạn A và B cùng ghé cây xăng để mua xăng. Trước khi nhìn vào giá xăng, A đã nói: “ Anh ơi đổ cho em hai lít xăng” còn B nói “ Anh ơi đổ cho em 50 nghìn đồng tiền xăng”. Co giãn của cầu theo giá đối với sản phẩm xăng của A và B là bao nhiêu?

Trả lời:

- Co giãn của cầu theo giá đối với sản phẩm xăng của A là 0, đường cầu về xăng của A là đường cầu hoàn toàn không co giãn.

Giải thích: Bởi vì dù giá xăng có là bao nhiêu thì bạn A vẫn luôn đổ hai lít xăng (  .

- Co giãn của cầu theo giá đối với giá xăng của B là 1, đường cầu về xăng của B được gọi là đường cầu co giãn đơn vị. Bởi vì số tiền chi tiêu mà B bỏ ra không thay đổi tức tổng doanh thu không đổi khi thay đổi giá ( chẳng hạn nếu giá là 25 nghìn đồng thì B sẽ mua 2 lít xăng, giá là 20 nghìn đồng thì B sẽ mua 2.5 lít xăng)

📕 Bài tập tính toán

Bài 1: Phương trình đường cầu về đèn học là P = 60 – 0.5Q. Xác định co giãn của cầu về đèn học tại mức giá P = 30.

  • ( tránh những nhầm lẫn sai sót không đáng có)Q chứ không phải là P’PChú ý: Công thức tính độ co giãn của cầu theo giá liên quan đến Q’

= 120 – 2PDĐầu tiên, ta phải đổi phương trình đường cầu về dạng Q theo P. Ta được: Q

Độ co giãn của cầu theo giá tại P = 30 là: ${{E}_{DP}}=Q{{'}_{P}}\times \frac{P}{Q}=(-2)\times \frac{30}{60}=-1$

Bài 2: Khi giá cam là 16 nghìn đồng/ cân, giá quýt là 14 nghìn đồng/ cân thì lượng quýt người tiêu dùng mua là 30 cân. Khi giá cam giảm xuống còn 12 nghìn đồng/ cân thì lượng quýt người tiêu dùng mua chỉ còn 22 cân. Tính độ co giãn chéo của lượng cầu quýt theo giá cam. 

Bài làm:
Quýt X - Qx

Cam Y - Py

= 30X1 = 16; QY1(1): P

= 22X2 = 12; QX2(2): P

Độ co giãn chéo của lượng cầu quýt theo giá cam là: 

    ${{E}_{XY}}=\frac{{{Q}_{X1}}-{{Q}_{X2}}}{{{P}_{X1}}-{{P}_{X2}}}\times \frac{{{P}_{X1}}+{{P}_{X2}}}{{{Q}_{X1}}+{{Q}_{X2}}}=\frac{14}{13}$

 

 

III, HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

 

 

*    Bài tập lý thuyết

1, Khi giá của một hàng hóa thay đổi còn các yếu tố khác giữ nguyên thì được ngân sách dịch chuyển vào trong hay  ra ngoài, đúng hay sai?

Giá thay đổi khiến đường ngân sách xoay vào trong hay ra ngoài, còn thu nhập thay đổi thì khiến đường ngân sách dịch chuyển song song vào trong hoặc ra ngoài

2, Xem xét thị trường ô tô mới, điều gì sẽ xảy ra với giá và sản lượng ô tô mới nếu các sự kiện sau diễn ra: giá xăng tăng lên, giá thép giảm đi, các phương tiện công cộng trở nên rẻ và thuận tiện hơn, công nhân ô tô đòi tăng tiền lương thành công? Tại vì xăng tăng, phượng tiện thuận tiện hơn dẫn đến cầu giảm. còn thép giảm, công nhân tăng lương thì cung có thể tăng hoặc giảm, t vẽ các trường hợp của cầu giảm và cung tăng/giảm thì trường hợp nào cx xảy ra, ý là không xác định được p và q sản lượng cân bằng và giá đều thay đổi chưa xác định

📕 Bài tập tính toán.

Một người tiêu dùng có hàm lợi ích đối với X và Y như sau: U = 20XY. Người tiêu dùng này có lượng thu nhập là 5 triệu đồng dành để chi tiêu cho hai hàng hóa X và Y. Giá của hàng hóa X là 100 nghìn đồng/ đơn vị và giá của Y là 20 nghìn đồng/ đơn vị.

a. Hãy xác định kết hợp hàng hóa X và Y tối ưu của người tiêu dùng. 

Điều kiện tối ưu của người tiêu dùng là:

b. Nếu giá của hàng hóa X giảm xuống còn 50 nghìn đồng/ đơn vị thì kết hợp tiêu dùng sẽ thay đổi như thế nào?

c. Hãy viết phương trình đường cầu với hàng hóa X, giả sử nó là đường tuyến tính. 

Giả sử: Phương trình đường cầu là: Q = a – bP

Ta có:${{P}_{X1}}=100\Rightarrow {{Q}_{X1}}=25;{{P}_{X2}}=50\Rightarrow {{Q}_{X2}}=50$

Theo bài ra ta có hệ phương trình: 

Vậy phương trình đường cầu là: Q = 75 -0.5P

 

Trên đây chỉ là một số những dạng bài tập mình tập hớp được, nếu muốn biết nhiều hơn hãy tham gia vào khóa học vi mô NEU nhé!!!

Khóa video: https://onthisinhvien.com/khoa-hoc-5862438142476288?sharing=rnpqdo
Khóa luyện thi: https://onthisinhvien.com/khoa-hoc-5919135896698880?sharing=rnpqdo
Khóa ebook: https://onthisinhvien.com/khoa-hoc-6239033827000320?sharing=rnpqdo
Khóa giải SBT: https://onthisinhvien.com/khoa-hoc-4660071778746368?sharing=rnpqdo