Ngành Quản trị kinh doanh ra trường làm gì? Mức lương trung bình của ngành Quản trị kinh doanh là bao nhiêu?
Ngành Quản trị kinh doanh ra trường làm gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương trung bình của ngành Quản trị kinh doanh như thế nào?
Ngành Quản trị kinh doanh là một trong những khối ngành được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm trong khối ngành Kinh tế. Với kiến thức chuyên ngành được đào tạo rộng, phủ khắp các lĩnh vực, các sinh viên ngành Quản trị kinh doanh thường có cơ hội nghề nghiệp đa dạng. Đây là một ngành học được rất nhiều nhà tuyển dụng quan tâm và lựa chọn, người học có thể dễ dàng xin được việc làm ngay khi ra trường và thăng tiến lên các vị trí quản lý cấp cao. Mức lương trung bình của ngành này cũng rất hấp dẫn, dao động từ mức trung bình đến cao tùy thuộc vào kinh nghiệm, vị trí công việc. Cụ thể chi tiết hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Ngành Quản trị kinh doanh là gì?
Ngành Quản trị kinh doanh (hay tên gọi tiếng Anh là “Business Administration”) gồm hai hoạt động chính đó là “Quản trị” và “Kinh doanh”. Chuyên ngành này nghiên cứu về cách tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Ngành này cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành những nhà quản trị kinh doanh thành công trong môi trường kinh doanh đa dạng và thay đổi liên tục.

Khi đăng ký học Quản trị kinh doanh, bạn sẽ được đào tạo đầy đủ những kiến thức kinh tế như việc lập kế hoạch chiến lược, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, tiếp thị, bán hàng và đưa ra các quyết định chiến lược để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả và bền vững. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được phát triển tư duy và các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết trình, đàm phán.
2. Ngành Quản trị kinh doanh ra trường làm gì?
Nhiều người hiện nay vẫn lầm tưởng rằng ngành Quản trị kinh doanh chỉ dành riêng cho những “cậu ấm, cô chiêu” ngậm thìa vàng, học ra là làm “sếp”, kế thừa công ty gia đình. Trên thực tế thì không phải vậy, ngành Quản trị kinh doanh cung cấp cho người học những kiến thức tổng quan về khối kinh tế, giúp bạn có cái nhìn tổng thể để hiểu sâu, bổ trợ các kỹ năng khác nhau trong công việc.
Trong xu thế mở cửa, hội nhập toàn cầu, nhu cầu nhân lực đối với ngành Quản trị kinh doanh không bao giờ hạ nhiệt. Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh được đào tạo kiến thức chuyên sâu, phủ khắp các lĩnh vực như trên, nên thường có cơ hội nghề nghiệp hết sức đa dạng. Thông thường các bạn sinh viên khi đến năm ba Đại học sẽ bắt đầu được định hướng, đi sâu hơn chuyên môn cụ thể theo các hướng như Tài chính, Kinh tế hay Marketing. Bởi vậy, bạn sẽ không cần phải lo “một nghề cho chín còn hơn chín nghề” và vấn đề thất nghiệp nếu theo học ngành này.

Với tấm bằng cử nhân ngành Quản trị kinh doanh trên tay, bạn có thể đảm nhận vô vàn vị trí công việc hấp dẫn như:
- Chuyên viên tại các bộ phận khác nhau tại các tập đoàn và công ty như: Kinh doanh, Kế hoạch, Marketing, Tài chính, Chứng khoán
- Có cơ hội thăng tiến lên các vị trí Trưởng phòng, Quản lý, Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính
- Khởi nghiệp, tự thành lập và điều hành công ty riêng
- Giảng dạy, nghiên cứu chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước
3. Mức lương trung bình của ngành Quản trị kinh doanh là bao nhiêu?

Theo Báo cáo thị trường tuyển dụng 2022 và Nhu cầu tuyển dụng 2023 của TopCV (một đơn vị cung cấp nền tảng tuyển dụng tại Việt Nam) cho biết, mức lương trung bình của người học ngành Quản trị kinh doanh khi ra trường như sau:
- Nếu tính theo cấp bậc:
- Mức lương trung bình thấp dao động từ 3 – 25 triệu đồng/tháng
- Mức lương trung bình cao khoảng từ 6 – 45 triệu đồng/tháng.
- Nếu tính theo số năm kinh nghiệm:
- Dưới 1 năm: Mức lương trung bình là 8 – 15 triệu/tháng
- Từ 1 – 3 năm: Mức lương trung bình là 10 – 16 triệu/tháng
- Từ 3 – 5 năm: Mức lương trung bình là 20 – 35 triệu/tháng
- Trên 5 năm: Mức lương trung bình là 25 – 40 triệu/tháng
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, ngành Quản trị kinh doanh là một lựa chọn vô cùng tiềm năng trong tương lai bởi không chỉ mang lại các cơ hội việc làm đa dạng mà còn đảm bảo mức lương hấp dẫn. Hi vọng qua bài viết của Ôn thi sinh viên này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về vai trò và triển vọng của ngành này trong thị trường lao động cũng như lựa chọn được cho mình chuyên ngành sẽ gắn bó suốt bốn năm Đại học.
Chúc bạn may mắn và lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân!