Nội dung
Một vài sai sót thường gặp khi học VĨ MÔ 1 (phần 3)
Ngày: 29/03/2020
318 lượt xem
Chương 6: TỔNG CẦU - TỔNG CUNG
Trích khóa học luyện thi Kinh tế Vĩ mô 1 đầy đủ - mentor Lê Thị Ngọc Trâm, gắng là có - A+ không khó
1. Đặc điểm đường tổng cung dài hạn
- Đường tổng cung về hàng hóa, dịch vụ trong dài hạn (ASLR) thẳng đứng tại mức sản lượng tự nhiên.
- Cung hàng hóa, dịch vụ trong dài hạn không phụ thuộc vào mức giá trong nền kinh tế.
- Lao động
- Tư bản
- Tài nguyên
- Công nghệ
2. Đặc điểm đường tổng cung ngắn hạn
Đường tổng cung ngắn hạn dốc lên. Một số mô hình giải thích về đường tổng cung ngắn hạn dốc lên:- Mô hình tiền lương cứng nhắc: Tiền lương danh nghĩa thường cứng nhắc và chậm thay đổi hơn so với giá là do hợp đồng lao động, vì vậy khi giá sản phẩm tăng nhưng lương công nhân chưa tăng, doanh nghiệp được lợi nên sản xuất nhiều hơn. Kết luận: Giá tăng làm sản lượng tăng. Đường cung ngắn hạn dốc lên
- Mô hình nhận thức sai lầm: Khi mức giá chung tăng doanh nghiệp dễ tưởng rằng hàng hoá, dịch vụ của mình cũng tăng nên cung ứng nhiều hơn. Kết luận: Giá tăng thì sản lượng tăng. Đường cung ngắn hạn dốc lên.
- Mô hình giá cả cứng nhắc: Khi mức giá chung tăng nhưng Chi phí thực đơn quá lớn nên doanh nghiệp trì hoãn tăng giá, giá bán của doanh nghiệp thấp hơn nên bán được nhiều hơn. Kết luận: Giá bán tăng, cung ứng tăng. Đường cung ngắn hạn dốc lê

Cân bằng tổng cung-tổng cầu
3. Đặc điểm đường tổng cầu
Đường tổng cầu dốc xuống. Được giải thích bởi ảnh hưởng của giá đối với tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu ròng:- Mức giá và tiêu dùng: với mức giá thấp, lượng tiền mà các hộ gia đình nắm giữ có giá trị hơn, các hộ gia đình cảm thấy giàu có hơn nên họ chi tiêu nhiều hơn trước => tăng tiêu dùng.
- Mức giá và đầu tư (hiệu ứng Keynes): Với mức giá thấp các hộ gia đình cần giữ ít tiền hơn để tiêu dùng. Nên họ cho vay số tiền thừa, làm lãi suất giảm => kích thích đầu tư.
- Mức giá và xuất khẩu ròng: với mức giá thấp, làm cho hàng trong nước rẻ tương đối so với hàng ngoại. Điều này có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu =>tăng xuất khẩu ròng.
Hỏi đáp nhanh 24/7 Kinh tế vĩ mô 1 NEU: Góc ôn thi NEU - Shares
4. Cú sốc cầu – cú sốc cung
Cú sốc cầu tiêu cực trong ngắn hạn khi giá P giảm, sản lượng Y giảm (gọi là suy thoái kinh tế). Do đó đường tổng cầu AD dịch trái. Chính phủ sẽ tăng chi tiêu G hoặc giảm thuế T để khắc phục tình trạng. Tăng chi tiêu chính phủ G có hiệu quả nhanh hơn giảm thuế T.Cú sốc cầu tiêu cực trong dài hạn sau khi suy thoái kinh tế dẫn đến thất nghiệp tăng, doanh nghiệp giảm lương công nhân do lao động cần việc tăng nên chi phí sản xuất giảm, doanh nghiệp tăng sản lượng làm tổng cung tăng. Do đó đường tổng cung dịch phải về với mức sản lượng tự nhiên. Kết luận: Giá P giảm, sản lượng Y không đổi trong điều kiện chính phủ không can thiệp.
Cú sốc cung khi đường cung dịch trái làm giá tăng đồng thời sản lượng giảm (tức là vừa lạm phát vừa suy thoái kinh tế), lúc này chính phủ đối mặt với hai lựa chọn không mong muốn. Giảm sản lượng (suy thoái hơn) để bình ổn giá hoặc tăng giá (lạm phát hơn) để khôi phục sản lượng, hoặc tăng sản lượng làm giảm thất nghiệp nhưng lại làm tăng tỷ lệ lạm phát.
Chương 7: TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Định nghĩa
Chính sách tài khóa là việc sử dụng chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách để tác động đến nền kinh tế.Chính sách tiền tệ là quá trình mà cơ quan tiền tệ của một quốc gia kiểm soát việc cung cấp tiền, thường nhắm mục tiêu một tỷ lệ quan tâm để đạt được một tập hợp các mục tiêu hướng tới sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế.
Nguyên tắc
Chính sách tài khóa thao túng mức độ tổng cầu trong nền kinh tế để đạt được mục tiêu kinh tế ổn định giá cả, việc làm đầy đủ và tăng trưởng kinh tế.Chính sách tiền tệ thao túng cung tiền để ảnh hưởng đến kết quả như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái với các đồng tiền khác và tỷ lệ thất nghiệp.
Người tạo chính sách
Đối với chính sách tài khóa, chính phủ tạo chính sách (ví dụ: Quốc hội Hoa Kỳ, Thư ký ngân hàng) => Độ trễ trong lớn: Thời gian ban hành chính sáchĐối với chính sách tiền tệ, Ngân hàng trung ương (ví dụ: Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ hoặc Ngân hàng trung ương châu Âu) => Độ trễ trong nhỏ: Ngân hàng trung ương dễ dàng nhanh chóng thay đổi cung tiền
Công cụ thực hiện chính sách
Đối với chính sách tài khóa đó là thuế và số tiền chi tiêu của chính phủ => Độ trễ ngoài nhỏ do tác động trực tiếp đến tổng cầu, tuy nhiên có thể gây hiệu ứng lấn át đầu tưĐối với chính sách tiền tệ đó là lãi suất; dự trữ bắt buộc; chính sách tỉ giá hối đoái; nới lỏng định lượng; nghiệp vụ thị trường mở... => Độ trễ ngoài lớn: Thời gian chính sách tác động đến tổng cầu thông qua đầu tư, xuất khẩu ròng... lớn
Ảnh hưởng đến cơ cấu sản lượng
CSTK: tăng G, C trong ngắn hạn trong đó G là chủ yếu (có thể thúc đẩy I, NX trong dài hạn nếu G đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế…)CSTT: tăng C, I, NX trong ngắn hạn trong đó I là chủ yếu
Hiệu quả chính sách
+ CSTK: hiệu quả hơn CSTT khi nền kt rơi vào suy thoái; không hiệu quả bằng CSTT trong nền kinh tế mở (hiệu ứng lấn át lớn hơn là khi nền kinh tế đóng)+ CSTT: không hiệu quả bằng CSTK khi nền kt rơi vào suy thoái; hiệu quả hơn CSTK trong nền kinh tế mở (tác động không những đến I, C mà đến cả NX)
Độ trễ của chính sách
+ CSTK: có độ trễ trong lớn hơn CSTT+ CSTT: có độ trễ ngoài lớn hơn CSTK
Review bài thi 20% trắc nghiệm kinh tế vĩ mô 1 - NEU mới nhất, sau 6 năm học
Chương 8: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.Chính sách tiền tệ
Cơ chế tác động của CSTT
Xét trường hợp CSTT mở rộng
NHTW tăng cung tiền (MS0→MS1) làm giảm lãi suất (r0→r1)→ tăng đầu tư I (ngoài ra còn làm tăng C,NX) → dịch chuyển AD sang bên phải → sản lượng cân bằng tăng (Y0→Y1)
Cách thức sử dụng: khi nền kinh tế rơi vào suy thoái
Phân tích tương tự cho CSTT thắt chặt
Hạn chế của CSTT
- Thường có tác động mạnh đến lãi suất ngắn hạn, ít có tác động tới lãi suất dài hạn
- Phản ứng của các NHTM
- Phản ứng của các nhà đầu tư (độ trễ của CSTT)
- Bẫy thanh khoản
- Kỳ vọng về nền kinh tế thấp khi suy thoái và cao khi nền kinh tế phát triển mở rộng thái quá
Hệ số co dãn của cầu tiền với lãi suất, của cầu tiền với thu nhập: cầu tiền càng ít nhạy cảm với lãi suất, nhạy cảm thu nhập thì CSTT càng hiệu quả.
Sự nhạy cảm của đầu tư với lãi suất: đầu tư càng nhạy cảm với lãi suất thì CSTT càng hiệu quả
Giá trị của số nhân chi tiêu: số nhân chi tiêu càng lớn (đường APE dốc – MPC lớn, t nhỏ, MPM nhỏ) thì CSTT càng hiệu quả
2. Bài tập về số nhân tiền m
Công thức: m = (Cu+D)/(Cu+R)Cu: tiền mặt ngài ngân hàng
D: lựng tiền gửi ngân hàng
R: lượng tiền mà các ngân hàng thương mại phải dự trữ và để trong tài khoản của họ tại ngân hàng trung ương
Khi đề bài nói:
- Không có tiền mặt rò rỉ ngoài ngân hàng => Cu=0
- Lượng tiền trong nền kinh tế trước khi có NHTM bằng cơ sở tiền (B) sau khi có NHTM
Chương 9: LẠM PHÁT
1. Đường cong Phillips ngắn hạn – dài hạn

Với P: giá cả, Y: sản lượng, U: thất nghiệp
- Trong ngắn hạn, khi lạm phát cầu kéo xảy ra, mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp là mối quan hệ ngược chiều: 𝑃 ↑,𝑌 ↑→ 𝑈 ↓
- Trong ngắn hạn, khi lạm phát chi phí đẩy xảy ra, mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp là mối quan hệ thuận chiều: 𝑃 ↑,𝑌 ↓→ 𝑈 ↑
- Trong dài hạn, không có mối tương quan giữa lạm phát và thất nghiệp.
VD: Hiện tượng đình lạm (suy thoái đi kèm lạm phát kéo dài)
2. Bài tập về ảnh hưởng của lạm phát đối với việc đánh thuế vốn
VD: Biết tỉ lệ lạm phát là 15%, lãi suất danh nghĩa là 20%/năm, thuế thu nhập từ tiền lãi là 30%. Giả sử bạn mua tín phiếu kho bạc kì hạn 1 năm với số tiền 100 triệu đồng. Sau 1 năm, hãy xác định:- Tổng thu nhập trước thuế và mức thuế phải nộp
- Thu nhập ròng và lãi suất thực sau thuế
- Tổng thu nhập trước thuế: 100*20% = 20 (triệu đồng)
Mức thuế phải nộp: 20*30% = 6 (triệu đồng)
- Thu nhập ròng: 20 – 6 = 14 (triệu đồng) => Lãi suất ròng: 14%
INH TẾ MỞChương 10: KINH TẾ HỌC VĨ MÔ VỀ NỀN K
1. Đồng nhất thức
+) S = I+NX.Trong đó:
S: tiết kiệm quốc dân;
I: đầu tư;
NX: xuất khẩu ròng
+) NCO = NX (NCO: dòng vốn ra ròng)
2. Tỷ giá hối đoái thực tế
Er = (En*Pd)/Pf . Trong đó:Er : tỷ giá hối đoái thực tế
En: tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Pf: mức giá nước ngoài
Pd: mức giá trong nước
Mà ta lại có: En = Pf/Pd => Er = 1. Nếu tính theo cách này, ta dễ dàng nhận thấy tỉ giá giữa các nước trong hầu hết trường hợp xấp xỉ 1, nếu không sẽ xảy ra hiện tượng ácbit.
3. So sánh đầu tư trực tiếp nước ngoài và gián tiếp nước ngoài
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Là hình thức đầu tư sang 1 nước khác mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn vào các dự án nhằm giành đc quyền điều hành trực tiếp đối với các dự án mà họ bỏ vốn.- Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI): Là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hợp đồng đầu tư.
Được biên soạn bởi mentor HL: Quỳnh Nga
Quảng cáo

Bộ tài liệu HL Ôn thi A+ Kinh tế Vĩ Mô 1
Chúc các em học tốt
