Một vài sai sót thường gặp khi học VĨ MÔ 1 (phần 2)
Ngày: 29/03/2020
Chương 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô
Chi phí cơ hội: chi phí do đã không lựa chọn cái thay thế "tốt nhất kế tiếp".Chi phí cơ hội không chỉ là việc mất tiền bạc hay chi phí về tài chính, nó còn bao gồm cả những thứ khác như: mất thời gian, ý thích, hoặc những lợi nhuận khác.
VD 1: Bạn có kế hoạch đọc sách cả ngày trong thư viện, nhưng một người bạn lại rủ bạn đi picnic
- Chi phí cơ hội = tiền chi cho chuyến đi + lợi ích của việc đọc sách
Chương 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô
1. Phân biệt GDP – GNP
- GDP: tổng giá trị của tẩt cả các loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ… của một quốc gia nào đó đạt được trong vòng 1 năm
- GNP: tổng giá trị bằng tiền thu được từ các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân của một nước tạo ra trong một năm
Trong đó:
· C = Chi phí tiêu dùng cá nhân
· I = Tổng đầu tư cá nhân
· G = Chi phí của nhà nước
· NX = “xuất khẩu ròng” của nền kinh tế
· X = Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
· M = Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
· NR= Thu nhập ròng từ các hàng hóa và dịch vụ đầu tư ở nước ngoài (thu nhập ròng)
- GDP là Tổng sản phẩm quốc nội hay Tổng sản phẩm nội địa. GNP là Tổng sản lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia
2. Phân biệt GDP và CPI
-
GDP đo lường mức giá của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế (tức là trong nước). Trong khi đó, Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá của tất cả hàng hóa và dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng trong nền kinh tế.
VD 2: Máy xúc không được tính vào CPI vì nó không phải hàng hóa một người tiêu dùng điển hình mua.
- CPI cân nhắc giá so với rổ hàng hóa cố định, trong khi đó, GDP kiểm tra tất cả hàng hóa và dịch vụ hiện đang sản xuất. Do đó, hàng hóa được sử dụng để tính toán giảm phát GDP thay đổi linh hoạt, trong khi rổ thị trường được sử dụng để tính CPI phải được cập nhật định kỳ.
3. Những lưu ý khi tính GDP
- Nhà ở, chi tiêu cho hàng tồn kho được tính vào khoản mục đầu tư.
- Hàng nhập khẩu không được tính vào GDP
- Bất động sản nhà ở và giá trị quy đổi: Một người thuê nhà trả tiền thuê, và tạo thu nhập cho người sở hữu nhà. Tiền thuê đó là một phần của GDP. Nhưng nhiều người sống trong nhà của mình. Dù người ta có thể không trả tiền thuê, nhưng vẫn có dịch vụ tự cung cấp về nhà ở, tương đương với một mức tiền thuê người khác phải trả nào đó. GDP tính cả "tiền thuê nhà" mà người sở hữu nhà "tự trả" cho mình. (Thực tế thì không có giao dịch trả tiền đó).
- Bán đồ cũ không được tính vào GDP. VD: người sưu tầm đồng hồ Omega ở Hà Nội có thể bán một chiếc Omega cũ với giá 2000 đô-la Mỹ, nhưng số tiền đó không được tính là một phần của GDP. GDP chỉ đo lường giá trị của hàng hóa và dịch vụ mới được sinh ra trong thời gian đó.
- Hàng hóa tồn kho chưa tiêu thụ:
+ Bánh bị hư hỏng. Trường hợp này, tổng mức chi tiêu bằng lương nhân công chính là lượng thua lỗ của ông chủ bánh. => GDP không đổi
+ Bánh vẫn tốt, được đưa vào kho hàng để bán dần sau này. Chủ công ty kinh doanh lương thực được giả định đã "mua" bánh của hàng bánh. =>Thu nhập tăng, đồng thời mức chi tiêu vào kho hàng của công ty kinh doanh cũng tăng lên. => GDP tăng.
Nếu sau này hàng bán ra, giống như trường hợp ở trên "bán hàng đã qua sử dụng." =>GDP không thay đổi ở giao dịch cuối này.
- Hàng hóa trung gian và giá trị gia tăng: GDP chỉ tính tới giá trị của hàng hóa cuối cùng.
- Trái phiếu cổ phiếu... là các tài sản tài chính => Không tính vào GDP
Thi thử trắc nghiệm thời covid 19, vẫn làm ngon sau 6 năm học bài kiểm tra 20%
Chương 3: Tăng trưởng kinh tế
Các nhân tố quyết định đến năng suất- Vốn vật chất (K): Người lao động được trang bị nhiều máy móc, thiết bị,... hơn sẽ tạo ra năng suất cao hơn và ngược lại.
- Vốn nhân lực (H): Người lao động được trang bị nhiều kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm lao động hơn sẽ tạo ra năng suất cao hơn và ngược lại.
- Tài nguyên thiên nhiên (N): Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất. Một quốc gia có nhiều tài nguyên sẽ tạo ra năng suất cao hơn và ngược lại.
Bốn yếu tố trên đều chịu ảnh hưởng bởi quy luật năng suất biên giảm dần.
- Tri thức công nghệ (A): Trình độ công nghệ càng cao thì sẽ tạo ra năng suất càng cao và ngược lại. Đây là yếu tố duy nhất không chịu ảnh hưởng bởi quy luật năng suất biên giảm dần. => Đầu tư vào công nghệ để nâng cao năng suất là một lợi thế lớn.
Chương 4: Tiết kiệm – đầu tư
Đầu tư: gia tăng tư bản nhằm tăng cường năng lực sản xuất tương lai. Đầu tư, vì thế, còn được gọi là hình thành tư bản hoặc tích lũy tư bản. Tuy nhiên, chỉ có tăng tư bản làm tăng năng lực sản xuất vật chất mới được tính. Còn tăng tư bản trong lĩnh vực tài chính tiền tệ và kinh doanh bất động sản bị loại trừ. VD: Người ta hay nói “Tôi đầu tư vào bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu...” => Sai khái niệm đầu tư trong kinh tế học vĩ mô.Trong kinh tế học vĩ mô, đầu tư tư nhân được coi là hàm số của thu nhập và lãi suất thực tế.
Theo phương pháp hạch toán GDP: tổng đầu tư tư nhân bao gồm trang thiết bị, nhà ở, văn phòng mới xây dựng, chênh lệch hàng tồn kho của các hãng kinh doanh. Như vậy, đầu tư trong GDP là đầu tư vào mua tư liệu mới, không bao gồm đầu tư tài chính và các khoản cho vay.

Hỏi đáp nhanh 24/7 Kinh tế Vĩ mô 1 NEU : Góc ôn thi NEU - Shares
Chương 5: Thất nghiệp
Trích khóa luyện thi Kinh tế Vĩ mô 1 NEU (đầy đủ) - Giảng viên Ngọc Trâm
Phân loại thất nghiệp
1. Thất nghiệp chu kỳ biểu thị những dao động của thất nghiệp thực tế xung quanh mức tự nhiên. Nó gắn liền với những biến động của nền kinh tế trong ngắn hạn. Nguyên nhân: Tổng cầu nền kinh tế giảm => DN giảm sản lượng hàng hóa sản xuất => sa thải lao động tạo ra thất nghiệp chu kỳ.
2. Thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp mà bình thường mà nền kinh tế phải chịu (Lí do tỉ lệ thất nghiệp trong mọi nền kinh tế luôn khác 0). Gồm:
2.1. Thất nghiệp tạm thời: phát sinh do công nhân và việc làm cần có thời gian để khớp nhau.
Ví dụ:
- Một người bỏ việc để tìm công việc mới
- Phụ nữ sau khi sinh con trở lại lực lượng lao động
- Sinh viên mới tốt nghiệp ra trường
- Doanh nghiệp phá sản sa thải nhân viên
=> Thất nghiệp này tương đối ngắn
2.2. Thất nghiệp cơ cấu
- Bắt nguồn từ sự thay đổi cơ cấu kinh tế.
- Thất nghiệp cơ cấu có xu hướng tồn tại lâu hơn thất nghiệp tạm thời do quá trình di chuyển hay đào tạo lại.
2.3. Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: phát sinh khi tiền lương thực tế cao hơn mức cân bằng trên thị trường lao động.
Các nguyên nhân làm cho tiền lương bị mắc ở trên mức cân bằng:
- Luật về tiền lương tối thiểu
- Công đoàn
- Tiền lương hiệu quả
Được biên soạn bởi mentor HL: Quỳnh Nga
Quảng cáo

Bộ tài liệu HL ôn thi A+ Vĩ Mô 1