Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là gì? Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh và ví dụ cụ thể

Ngày: 13/01/2024
Mô hình 5 áp lực lượng cạnh tranh của Michael Porter là một mô hình xác định và phân tích năm lực lượng cạnh tranh trong mọi ngành công nghiệp. Đây là một mô hình quan trọng đối với sinh viên kinh tế. Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu trong bài viết này! 
 

I. Khái niệm mô hình 5 lực lượng cạnh tranh

Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh là mô hình phân tích chiến lược giúp phân tích một số “lực lượng” quan trọng ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trong một ngành. Mô hình này đã được xuất bản trong cuốn sách “Chiến lược cạnh tranh - Những kỹ thuật phân tích ngành công nghiệp và đối thủ cạnh tranh" của Michael E. Porter năm 1980.
 

Mô hình 5 forces (5 lực lượng cạnh tranh) là gì? - Công ty Tư vấn Quản lý  OCD
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh

Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh được xây dựng trên giả định có 5 “lực lượng” ảnh hưởng đến sự phát triển, mức độ cạnh tranh, sức hấp dẫn và lợi nhuận của một ngành hoặc thị trường. Dựa vào đó, các nhà quản trị chiến lược xác định được vị trí của doanh nghiệp mình trong ngành. Từ đó đưa ra định hướng, chiến lược để nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong tương lai.

II. 5 lực lượng cạnh tranh

1. Mức độ cạnh tranh trong ngành (Rivalry among existing competitors)

Lực lượng đầu tiên trong năm lực lượng đề cập đến số lượng đối thủ cạnh tranh đang hiện hữu.
- Số lượng đối thủ cạnh tranh càng lớn, mức độ cạnh tranh cao thì sức mạnh của một doanh nghiệp đơn lẻ càng nhỏ.
- Trong thị trường này, nếu các sản phẩm, dịch vụ không có sự khác biệt đáng kể, người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua các sản phẩm, dịch vụ có giá rẻ nhất. Từ đó có thể dẫn đến cuộc chiến về giá giữa các doanh nghiệp trong ngành.
- Ngược lại, khi mức độ cạnh tranh thấp, một doanh nghiệp có quyền lực lớn hơn để tính giá cao hơn và đặt ra các điều khoản thỏa thuận để đạt được doanh số và lợi nhuận cao hơn.

2. Mối đe dọa từ đối thủ mới (Threat of entry)

Vị thế của một doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường. Nếu một thị trường (hoặc một ngành) có nhiều cơ hội sinh lời và không có rào cản gia nhập, sự cạnh tranh sẽ sớm gia tăng khi các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nhận thấy cơ hội từ ngành đó. 
Các ngành có rào cản gia nhập cao (ví dụ: các ngành yêu cầu chi phí cố định lớn như sản xuất máy bay, ô tô…) thông thường sẽ có mức độ cạnh tranh thấp. Do đó, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng chi phối giá sản phẩm, từ đó đạt được lợi nhuận cao.

3. Quyền lực của nhà cung cấp (Power of suppliers)

Yếu tố tiếp theo trong mô hình đề cập đến việc các nhà cung cấp có thể dễ dàng tăng chi phí đầu vào (hay khả năng “ép” giá) như thế nào. Điều này được quyết định bởi các yếu tố như số lượng nhà cung cấp các yếu tố đầu vào chính (trọng yếu) của hàng hóa hoặc dịch vụ, tính khác biệt của các yếu tố đầu vào này và chi phí chuyển đổi mà doanh nghiệp phải chịu khi chuyển sang nhà cung cấp khác.
 
- Số lượng nhà cung cấp càng ít thì các doanh nghiệp càng có ít lựa chọn thay thế.
- Nhà cung cấp càng có nhiều ưu thế trong việc đàm phán chính sách giá. - Mặt khác, khi có nhiều nhà cung cấp hoặc chi phí chuyển đổi thấp giữa các nhà cung cấp, doanh nghiệp có thể giữ cho chi phí đầu vào thấp hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn.

4. Quyền lực của khách hàng (Power of buyer)

“Lực lượng” này đề cập đến việc khách hàng có khả năng gây áp lực tới giá sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Khách hàng càng có nhiều lựa chọn thì vị thế của khách hàng càng lớn, càng có nhiều lợi thế trong việc đàm phán chính sách giá.
“Lực lượng” này chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: số lượng khách hàng mà doanh nghiệp có, mức độ quan trọng của mỗi khách hàng và chi phí mà doanh nghiệp phải trả để tìm kiếm khách hàng hoặc thị trường mới. 

5. Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế (Threat of substitutes) 

Lực lượng cuối cùng trong năm lực lượng tập trung vào các sản phẩm thay thế. Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ không có (hoặc có ít) sản phẩm thay thế sẽ có nhiều quyền lực hơn để tăng giá và đưa ra các điều kiện bán hàng có lợi cho mình. 
Ngược lại, khi có nhiều sản phẩm thay thế, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Đặc biệt, những sản phẩm thay thế thường có tính năng, chất lượng tốt hơn với giá thành tương đương hoặc thấp hơn do sản phẩm thay thế là kết quả của những cải tiến về công nghệ. Vì vậy mà sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế sẽ làm giảm lượng hàng bán ra của doanh nghiệp, từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

III. Ưu điểm và hạn chế của mô hình 5 lực lượng cạnh tranh

 
Ưu điểm Nhược điểm
Phân tích toàn diện: Mô hình này đưa ra một phương pháp phân tích toàn diện về môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó không chỉ tập trung vào các đối thủ cạnh tranh mà còn xem xét các yếu tố khác như khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế và rào cản tiếp cận. Điều này giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về ngành công nghiệp và hiểu rõ hơn về tác động của các yếu tố này lên cạnh tranh của mình. Động lực thay đổi: Mô hình này dựa trên giả định rằng các yếu tố cạnh tranh và môi trường ngành công nghiệp là ổn định và không thay đổi. Tuy nhiên, trong thực tế, các yếu tố này có thể thay đổi nhanh chóng do sự tiến bộ công nghệ, thay đổi xu hướng tiêu dùng, và các yếu tố kinh tế xã hội khác. Do đó, mô hình này có thể không đáp ứng đầy đủ với sự biến đổi và không chắc chắn trong môi trường kinh doanh hiện đại.
Xác định các yếu tố quan trọng: Mô hình 5 forces giúp xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cạnh tranh trong ngành. Nó cho phép doanh nghiệp tập trung vào những yếu tố có tác động lớn nhất và từ đó xây dựng chiến lược phù hợp. Việc nhận biết sự cạnh tranh và các yếu tố liên quan giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh và tăng khả năng tồn tại trên thị trường. Thiếu sự tập trung vào khách hàng: Mặc dù mô hình bao gồm sức mạnh của khách hàng, nó chưa đảm bảo rõ ràng việc tập trung vào khách hàng và nhu cầu của họ. Trong thực tế, khách hàng chính là nhân tố quyết định thành công của một doanh nghiệp và hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng có thể giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Đánh giá tính bền vững: Mô hình này cung cấp một khung công cụ để đánh giá tính bền vững của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp. Bằng cách đánh giá sức mạnh của các yếu tố cạnh tranh và rào cản tiếp cận, doanh nghiệp có thể định vị mình và tìm cách tạo ra lợi thế bền vững trước sự cạnh tranh trong ngành. Thiếu sự quan tâm đến yếu tố kỹ thuật: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh tập trung chủ yếu vào các yếu tố cạnh tranh kinh doanh như giá cả, tăng trưởng ngành và quyền lực đàm phán. Nó không đề cập đến yếu tố kỹ thuật và sự đổi mới công nghệ, nhưng trong môi trường kinh doanh hiện đại, các yếu tố này có thể có tác động lớn đến cạnh tranh trong ngành.
Hỗ trợ quyết định chiến lược: Mô hình 5 forces giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về môi trường cạnh tranh và cung cấp thông tin quan trọng để đưa ra quyết định chiến lược. Nó giúp xác định các khu vực cần cải thiện, tìm kiếm cơ hội mới và xây dựng chiến lược phù hợp để đối phó với cạnh tranh trong ngành. Khó khăn trong việc xác định và định lượng yếu tố: Mô hình này yêu cầu đánh giá và định lượng các yếu tố cạnh tranh như sức mạnh của người bán hàng, sức mạnh của khách hàng và đe dọa từ sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, việc đo lường và xác định chính xác các yếu tố này có thể khá khó khăn và đòi hỏi nhiều tài nguyên và dữ liệu
Áp dụng rộng rãi: Mô hình 5 forces có thể được áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp và kích thước doanh nghiệp khác nhau. Nó không giới hạn trong một ngành hoặc loại hình kinh doanh cụ thể, mà có thể được sử dụng để đánh giá cạnh tranh ở mọi ngành công nghiệp từ sản xuất đến dịch vụ và thương mại điện tử. Tóm lại, mô hình 5 forces là một công cụ phân tích quan trọng để hiểu và đánh giá cạnh tranh trong ngành công nghiệp. Nó cung cấp cái nhìn tổng quan và thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp xác định lợi thế cạnh tranh và đưa ra quyết định chiến lược phù hợp Thiếu sự phân tích đa chiều: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh tập trung chủ yếu vào cạnh tranh ngang hàng và bên ngoài ngành công nghiệp, bỏ qua các yếu tố quan trọng khác như tương tác giữa các công ty trong cùng một ngành và vai trò của các liên kết đối tác. Sự phân tích đa chiều và xem xét các mối quan hệ này có thể cung cấp cái nhìn sâu hơn về môi trường cạnh tranh.

IV. Ví dụ về mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Lazada

Mức độ cạnh tranh trong ngành: 
Tại Việt Nam, Lazada cũng đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các ông lớn trong thị trường là Shopee, Tiki... Để bắt kịp đà tăng trưởng mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh trong ngành, Lazada thường xuyên triển khai nhiều đợt khuyến mại lớn trong năm và trong tháng, đồng thời tích cực hoạt động trên các nền tảng social media (Facebook, TikTok, YouTube,...) 

 

Mối đe dọa từ đối thủ mới:
Chi phí chuyển đổi thấp, rào cản gia nhập ngành không quá cao đã làm tăng số lượng doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Những doanh nghiệp mới này đặt ra những thách thức với các doanh nghiệp trong ngành. 
Cùng sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội, Tiktok Shop nổi lên như một hiện tượng và chính thức vượt mặt Lazada từ tháng 7/2023 vừa qua. Theo Metric, ở Quý 4/2022, thời điểm Tiktok Shop mới ra mắt được 4 tháng đã có doanh thu bằng 80% doanh thu của Lazada. Đến Quý 1/2023, TikTok Shop chỉ kém Lazada 3,5% doanh thu và nhanh chóng vượt mặt đàn anh vào Quý 2.

Quyền lực của nhà cung cấp: 
Nhìn chung, quyền thương lượng từ các nhà cung cấp đối với Lazada ở mức vừa phải. Mô hình hoạt động của Lazada hay bất kỳ một sàn thương mại điện tử nào là hướng đến việc trở thành một trung gian thương mại, tức là nơi kết nối giữa người mua và người bán. Vì các nhà cung cấp thường sẽ bán trực tiếp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến cho khách hàng nên khó có thể gây sức ép lên Lazada bằng cách tăng giá, giảm chất lượng hay giảm tính sẵn có của các sản phẩm. Mối quan hệ giữa Lazada và các nhà cung cấp theo hướng hợp tác đôi bên cùng có lợi nhiều hơn.

Quyền lực của khách hàng:
Sự bùng nổ của thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển cho nhiều doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở để nhiều người tiêu dùng so sánh và lựa chọn sàn thương mại điện tử phù hợp với nhu cầu của họ. Có thể thấy, quyền thương lượng từ khách hàng đối với Lazada là khá cao
Bên cạnh đó, niềm tin của khách hàng đối với hoạt động mua sắm trực tuyến còn dễ bị lung lay, để giải quyết vấn đề này Lazada đã triển khai một loạt các chính sách hoàn trả hàng và kích cầu mua sắm như: chính sách trả hàng, hoàn tiền, bảo mật dữ liệu cá nhân, chính sách về văn hóa ứng xử trên Lazada, hỗ trợ Nhà bán hàng, thanh toán,...

Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế:
Không chỉ cạnh tranh trong ngành, các doanh nghiệp còn chịu sự đe dọa từ các sản phẩm thay thế, có cùng một giá trị lợi ích công dụng từ ngành khác. Đối với hoạt động sàn thương mại điện tử như Lazada, mối đe dọa này có tác động khá lớn khi nhiều doanh nghiệp truyền thống bắt đầu xây dựng kênh bán hàng trực tuyến, phát triển nhiều ứng dụng bán hàng của riêng mình.
Ngoài ra, một điểm hạn chế giữa việc mua sắm trực tuyến và trực tiếp là sự không có sẵn và khoảng thời gian chờ đợi sản phẩm. Sự sẵn có của các sản phẩm thay thế có thể ảnh hưởngđến hoạt động của Shopee.

 

Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và đạt được thành công. Việc phân tích 5 lực lượng này thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về thị trường kinh doanh, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Hy vọng bài viết này của Ôn thi sinh viên hữu ích với bạn!!
 
Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)

Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT