HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ CÁCH TRÌNH BÀY ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN

Ngày: 24/10/2023

 HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ CÁCH TRÌNH BÀY ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN

Bài viết này chỉ bạn mẹo ghi nhớ "cực dễ" hệ thống tài khoản kế toán và hướng dẫn cách trình bày định khoản kế toán "nhanh chóng và dễ hiểu nhất"

Tài liệu được biên soạn bởi sinh viên kì cực của NEU với 6 năm kinh nghiệm giảng dạy và làm việc ở ngành kế toán. Ngoài ra, OTSV còn có bộ đề tổng ôn cam kết đạt điểm A+ môn Nguyên lý kế toán ở các trường đại học 👇

Đề thi Nguyên ký kế toán trường NEU => Học đầy đủ: Tại đây
Đề thi Nguyên ký kế toán Học viện Ngân hàng 
Tổng ôn + Đề thi trắc nghiệm Nguyên ký kế toán Học viện tài chính 


1. MẸO GHI NHỚ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Một số mẹo trong khi học môn Nguyên Lý Kế Toán, các bạn ghi nhớ nhé : Trừ những tài khoản đặt biệt, tài khoản lưỡng tính.. ..Ta có cách định khoản như sau:

Tài khoản loại 1; 2; 6; 8:

Phát sinh tăng ghi bên Nợ, phát sinh giảm ghi bên Có;
        + TK loại 1; 2: là tài khoản phản ánh TÀI SẢN, có số dư bên NỢ
        + TK loại 6; 8: là tài khoản phản ánh CHI PHÍ, không có sơ dư
Nhớ nhanh, nhớ gấp, nhớ thế là đủ dùng cho sinh viên:
11 là tiền (111, 112, 113),
13 là phải thu (131, 133, 136),
14 là tạm ứng (141),
15 là hàng tồn kho (151, 152, 153, 154, 155, 156, 157),
21 là Tài sản cố định (211, 212, 213, 214)
22 là góp vốn đơn vị khác (221, 222)
242 là chi phí trả trước
621: Chi phí NVL trực tiếp
622: Chi phí lương nhân công trực tiếp
627: Chi phí sản xuất chung
632: Giá vốn hàng bán
641: Chi phí bán hàng
642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
811: Chi phí khác
821: Chi phí thuế TNDN

Follow page: onthisinhvien.com để nhận thêm nhiều tài liệu FREE các môn học ở đại học nhé !!!!


Đề thi Nguyên ký kế toán trường NEU => Học đầy đủ: Tại đây
Đề thi Nguyên ký kế toán Học viện Ngân hàng 
Tổng ôn + Đề thi trắc nghiệm Nguyên ký kế toán Học viện tài chính 

 

Tài khoản loại: 3; 4; 5; 7:

Ngược lại, Phát sinh tăng ghi bên Có, phát sinh giảm ghi bên Nợ.
        + TK loại 3; 4: là tài khoản phản ánh NỢ PHẢI TRẢ và VỐN CHỦ SỞ HỮU, có số dư bên CÓ
        + TK loại 5; 7: là tài khoản phản ánh DOANH THU VÀ THU NHẬP KHÁC, không có số dư
Nhớ nhanh, nhớ gấp, nhớ thế là đủ dùng cho sinh viên:
331: Phải trả người bán
333: các khoản phải nộp nhà nước (3331, 3333, 3334, 3338)
334: Phải trả người lao động
335: Chi phí phải trả
338: Phải trả khác (3381, 3382, 3383, 3384, 3388)\
3387: Doanh thu chưa thực hiện
341: Vay ngân hàng
344: Nhận ký quỹ, ký cược
353: Quỹ khen thưởng phúc lợi
411: Nguồn vốn CSH
421: Lợi nhuận chưa phân phối
441, 414: các quỹ trích từ lợi nhuận chưa phân phối
511: Doanh thu bán hàng và CCDV
515: Doanh thu hoạt động tài chính
521: giảm trừ doanh thu (5211, 5212, 5213)
711: Thu nhập khác
Tài khoản trung gian:
911: Xác định kết quả kinh doanh

2. CÁC BƯỚC ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN GIÚP SINH VIÊN DỄ DÀNG LÀM BÀI TẬP

Các bước định khoản kế toán cơ bản cần nắm:
- Xác định đối tượng kế toán được thực hiện trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Xác định tài khoản theo dõi đối tượng trên
- Xác định biến động tăng giảm của tài khoản kế toán đó
- Định khoản kế toán

3. CÁCH TRÌNH BÀY ĐỊNH KHOẢN VÀ KIỂM TRA LẠI ĐỊNH KHOẢN CÓ HỢP LÝ KHÔNG?

a. Trình bày định khoản trong kế toán
- Bên Nợ ghi trước / Bên Có ghi sau
- Ghi hết Nợ rồi mới ghi có
   Ví dụ: đúng là
                        Nợ TK 111
                        Nợ TK 112
                              Có TK 131
                   sai là:
                        Nợ TK 111
                               Có TK 131
                        Nợ TK 112
- Nếu trong một nghiệp vụ kinh tế có 2 định khoản thì cần trình bày tách thành NV 1a và NV1b
   Ví dụ: Ghi nhận nghiệp vụ bán hàng với giá bán 500, giá vốn: 100
              Đúng là: tách thành 1a và 1b
                  NV1a:
                          Nợ TK 632: 100
                             Có TK 156: 100
                  NV1b:
                           Nợ TK 131: 500
                              Có TK 511: 500
               Sai là: để NV1
                   NV 1:
                           Nợ TK 632: 100
                              Có TK 156: 100
                           Nợ TK 131: 500
                              Có TK 511: 500
- Ghi tắt tài khoản là TK (KHÔNG định khoản là Nợ 331, đúng là Nợ TK 331)
- Khuyến khích định khoản từ nghiệp vụ phức tạp thành các định khoản đơn giản


Follow page: onthisinhvien.com để nhận thêm nhiều tài liệu FREE các môn học ở đại học nhé !!!!

Đề thi Nguyên ký kế toán trường NEU => Học đầy đủ: Tại đây
Đề thi Nguyên ký kế toán Học viện Ngân hàng 
Tổng ôn + Đề thi trắc nghiệm Nguyên ký kế toán Học viện tài chính 

b. Kiểm tra lại định khoản có hợp lý không?
- Tổng giá trị bên Nợ = Tổng giá trị bên Có
- Số Dư có thể ở bên Nợ và bên Có ( lưu ý : biến động Tăng bên nào thì số Dư ở bên đó )
- Tổng Tài Sản = Tổng Nguồn Vốn

Trên đây là mẹo mà OTSV mách bạn để học về hệ thống tài khoản kế toán và cách để trình bày định khoản kế toán dễ dàng hơn. Mọi thắc mắc bạn gửi về page: Onthisinhvien.com để được giả đáp sớm nhất !

Video Youtuber tổng hợp kiến thức Nguyên lý kế toán: NLKT - Ôn thi sinh viên

Chúc bạn học tập tốt !!


Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)

Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT