ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM VI MÔ NEU THÁNG 1/2022
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM VI MÔ NEU THÁNG 1/2022
Câu 1, Cách quốc gia tiến hành thương mại quốc tế là vì lý do:
A. *.Tài nguyên không được phân phối đều cho tất cả các quốc gia
B. Thương mại tăng cường cơ hội tích lũy lợi nhuận
C. Lãi suất không giống nhau ở tất cả các quốc gia
D. Một số quốc gia thích sản xuất một thứ trong khi những quốc gia khác sản xuất một thứ khác
Giải thích. Tài nguyên không được phân phối ở quốc gia này nên bắt buộc phải tiến hành trao đổi thương mại quốc tế
Câu 2, Một nhà độc quyền có hàm cầu P=12-Q và TC=Q2+4. Mức giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng là:
A. *.P=9,Q=3
B. P=3,Q=9
C. P=6,Q=6
D. P=8,Q=4
Giải thích. MR=MC
Câu 3, Việc đặt thuế nhập khẩu đối với một sản phẩm sẽ khiến cho:
A. Người bán trong nước được lợi và người mua trong nước được lợi
B. *.Người bán trong nước được lợi và người mua trong nước bị thiệt
C. Người bán trong nước bị thiệt và người mua trong nước được lợi
D. Người bán trong nước bị thiệt và người mua trong nước bị thiệt
Giải thích. Đặt thuế nhập khẩu làm giá tăng => người bán được lợi, người mua bị thiệt
Câu 4, Co giãn chéo của cầu giữa 2 hàng hóa X và Y là 0,5. Câu nói nào sau đây là đúng?
A. Cầu về X và Y là co giãn theo thu nhập
B. X và Y là 2 hàng hóa bổ sung
C. Cầu về X và Y là co giãn
D. *.X và Y là 2 hàng hóa thay thế
Giải thích. Co giãn chéo dương => hàng hóa thay thế ; co giãn chéo âm => hàng hóa bổ sung
Câu 5, Một công ty đang bị lỗ 500 triệu. Công ty nhận được đơn đặt hàng mới trị giá 1 tỷ đồng cho 100 tấn. Công ty ước tính chi phí để sản xuất thêm mỗi tấn là 7 triệu. Nếu công ty lựa chọn duy lý, công ty sẽ
A. Không nhận đơn đặt hàng
B. Không có sự khác biệt giữa lựa chọn làm hay không vì đằng nào công ty cũng lỗ
C. *.Nhận đơn đặt hàng
D. Không đủ dữ kiện để trả lời
Giải thích. Nếu không nhận đơn thì lỗ 500. Nhận đơn thì lỗ 1000-500-700=-200 => Lỗ ít hơn nên chọn nhận đơn
Câu 6, Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có AVC = 2Q+4, hàm cung ngắn hạn của hãng là:
A. *.P=4Q+4
B. P=2Q+2
C. P=2Q-4
D. P=4Q-2
Giải thích. VC=2Q2+4Q=> Cung ngắn hạn là P=4Q+4
Câu 7, Mỗi điểm trên đường cung thể hiện:
A. Mức giá thấp nhất mà nhà cung cấp có thể bán 1 đơn vị hàng hóa
B. Mức giá cao nhất người mua sẽ phải trả tiền cho hàng hóa
C. Mức giá thấp nhất người mua sẽ chấp nhận cho mỗi đơn vị hàng hóa
D. *.Mức giá cao nhất người bán có thể thu được cho mỗi đơn vị hàng hóa theo thời gian
Câu 8, Khi 2 cá nhân tham gia vào 2 hoạt động sản xuất khác nhau, trường hợp nào sau đây không thể xảy ra?
A. *.Một người có lợi thế so sánh trong cả 2 hoạt động
B. Một người sản xuất được nhiều hàng hóa hơn trong một đơn vị thời gian ở cả 2 hoạt động
C. Một người có lợi thế tuyệt đối trong cả 2 hoạt động
D. Thu được lợi ích từ hoạt động trao đổi
Giải thích. khi 1 cá nhân tham gia vào sản xuất 2 hàng hóa thì không thể có lợi thế so sánh ở cả 2 mặt hàng
Câu 9, Nếu 2 hàng hóa là bổ sung trong tiêu dùng thì chắc chắn:
A. Co giãn của cầu theo thu nhập là dương
B. *.Co giãn chéo của cầu là âm
C. Co giãn chéo của cầu là dương
D. Co giãn của cầu theo thu nhập là âm
Giải thích. Co giãn chéo dương => hàng hóa thay thế ; co giãn chéo âm => hàng hóa bổ sung
Câu 10, Cung của 1 hàng hóa tăng lên, các yếu tố khác không đổi thì:
A. *.Thặng dư tiêu dùng tăng lên
B. Có ảnh hưởng đến thặng dư tiêu dùng nhưng không xác định được
C. Thặng dư tiêu dùng giảm xuống
D. Thặng dư tiêu dùng không đổi
Giải thích. Cung tăng lên, cầu giữ nguyên => giá giảm, thặng dư tiêu dùng tăng
Câu 11, Một quốc gia cho phép thương mại tự do và đã làm giá thép trong nước giảm xuống bằng với giá thép thế giới. Điều đó có nghĩa là:
A. nước đó có lợi thế so sánh trong việc sản xuất thép
B. *.Nước đó trở thành nhà nhập khẩu thép
C. Ở mức giá thế giới, lượng cung thép trong nước lớn hơn lượng cầu thép trong nước
D. Tất cả các phương án đều đúng
Giải thích. Giá thép trong nước bằng giá thế giới sau khi có thương mại quốc tế => trức khi có thương mại quốc tế giá thép nước này cao hơn giá thế giới => nhập khẩu thép
Câu 12, Đường ngân sách biểu diễn:
A. Số lượng của mỗi hàng hóa một người tiêu dùng có thể mua
B. Mức tiêu dùng mong muốn đối với một người tiêu dùng
C. *.Các tập hợp hàng hóa khi người tiêu dùng chi hết ngân sách của mình
D. Các tập hợp hàng hóa được lựa chọn của 1 người tiêu dùng
Câu 13, Người tiêu dùng trở nên thích tiêu dùng hàng hóa A. Giá của hàng hóa A sẽ không thay đổi nếu co giãn
A. Của cung theo giá bằng 0
B. Của cung theo giá bằng 1
C. *.Của cung theo giá là vô cùng
D. Của cầu theo giá bằng 1
Giải thích. Nếu cung theo giá là co giãn vô cùng tức là đáp ứng đủ cầu của người tiêu dùng với hàng hóa A => giá hàng hóa A sẽ không thay đổi
Câu 14, Nếu cầu là không co giãn theo giá thì:
A. Giá tăng sẽ làm giảm doanh thu
B. *.Giá tăng làm tăng doanh thu
C. Giá tăng làm tăng chi phí
D. Giá giảm làm giảm lượng bán
Giải thích.
Câu 15, Tại điểm hòa vốn của hãng cạnh tranh hoàn hảo, chắc chắn:
A. Doanh thu cận biên vượt qua chi phí cận biên của hãng
B. *.Tổng doanh thu bằng tổng chi phí cơ hội của hãng
C. Doanh thu cận biên bằng chi phí biến đổi trung bình của hãng
D. Doanh thu cận biên bằng chi phí cố định trung bình của hãng
Giải thích:
Câu 16, Đường giới hạn khả năng sản xuất:
A. Dốc lên và phản ánh sự lựa chọn không giới hạn
B. Dốc lên và phản ánh sự đánh đổi trong các lựa chọn
C. *.Dốc xuống và phản ánh sự đánh đổi trong các lựa chọn
D. Dốc xuống và phản ánh sự lựa chọn không giới hạn
Câu 17, Một quốc gia có lợi thế so sánh trong việc sản xuất một sản phẩm nếu mức giá thế giới
A. Bằng với mức giá trong nước khi không có thương mại
B. *.Cao hơn mức giá trong nước khi không có thương mại
C. Không chịu ảnh hưởng từ các tổ chức thương mại quốc tế
D. Thấp hơn mức giá trong nước khi không có thương mại
Giải thích. Giá trong nước thấp hơn giá thế giới => Lợi thế so sánh
Câu 18, Phần chi phí biến đổi trung bình đang giảm dần chính là phần tại đó:
A. *.Sản phẩm trung bình đang tăng
B. Chi phí cố định trung bình đang giảm
C. Sản phẩm cận biên đang giảm
D. Chi phí cận biên đang tăng
Giải thích.
Câu 19, Nếu doanh thu của 1 hãng chỉ đủ trang trải chi phí cơ hội của nó thì :
A. *.Lợi nhuận kinh tế bằng không
B. Tổng doanh thu bằng chi phí tiềm ẩn
C. Tổng doanh thu bằng chi phí kế toán
D. Lợi nhuận kế toán bằng không
Giải thích. Lợi nhuận kinh tế = TR-chi phí kinh tế(=chi phí hiện + chi phí ẩn)
Câu 20, Điều nào dưới đây đúng với cả độc quyền bán , cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo?
A. Sản phẩm đồng nhất
B. Lợi nhuận kinh tế bằng không trong dài hạn
C. *.Tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng có MR=MC
D. Dễ dàng xâm nhập và rút khỏi thị trường
Giải thích. Các hãng ở cả 3 thị trường đều tối đa hóa lợi nhuận ở mức MR=MC
Câu 21, Phương pháp sản xuất tối ưu nhằm hướng tới
A. Tối đa hóa sản lượng bất kể chi phí nào
B. *.Tối thiểu hóa chi phí
C. Tối đa hóa đầu vào
D. Tối thiểu hóa lợi nhuận bình thường
Giải thích. Sản xuất tối ưu tức là tận dụng tối ưu, triệt để nguồn lực sản xuất nên sẽ tối thiểu hóa chi phí
Câu 22, Phương trình cung về hàng hóa A là P=100+10Q. Co giãn của cung theo giá tại điểm lượng cung bằng 10 là:
A. *.2,0
B. 1,0
C. 0,2
D. 0,3
Giải thích. (Q'/Q) * P
Câu 23, Tổng lợi ích luôn luôn
A. Giảm khi lợi ích cận biên giảm
B. *.Tăng khi lợi ích cận biên dương
C. Nhỏ hơn lợi ích cận biên
D. Giảm khi lợi ích cận biên tăng
Câu 24, Nếu giá hàng hóa A tăng lên gây ra sự dịch chuyển đường cầu đối với hàng hóa B về phía bên trái thì:
A. *.A và B là hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng
B. A và B là hàng hóa thay thế trong tiêu dùng
C. B là hàng hóa cấp thấp
D. A là hàng hóa bình thường
Giải thích. Giá A tăng gây giảm cầu B => hàng hóa bổ sung
Câu 25, Do nguồn lực khan hiếm nên chi phí cơ hội đầu tư vào vốn là bỏ qua:
A. *.Tiêu dùng hiện tại
B. Đầu tư trong quá khứ
C. Tiêu dùng trong quá khứ
D. Tiêu dùng trong tương lai
Giải thích. Sự đánh đổi
Câu 26, Nếu giá của hàng hóa A tăng làm cho cầu về hàng hóa B tăng thì:
A. A là một đầu vào để sản xuất hàng hóa B
B. Co giãn chéo giữa A và B là âm
C. *.Co giãn chéo giữa A và B là dương
D. A và B là 2 hàng hóa bổ sung
Giải thích. Co giãn chéo dương => hàng hóa thay thế ; co giãn chéo âm => hàng hóa bổ sung
Câu 27, Chi phí xã hội cận biên của việc cho phép thêm một người sử dụng hàng hóa công cộng thuần túy là:
A. Dương
B. Vô hạn
C. Âm
D. *.Bằng không
Giải thích. Vì khi 1 người nữa sử dụng hàng hóa công cộng thì chi phí không thay đổi
Câu 28, Một điểm khác biệt giữa cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền là :
A. Cạnh tranh độc quyền có ràn cản gia nhập còn cạnh trnah hoàn hảo thì không
B. Ngành cạnh tranh hoàn hảo có số lượng ít hãng
C. Trong cạnh tranh hoàn hảo
D. *.Các hãng trong ngành cạnh tranh độc quyền có chút sức mạnh thị trường
Giải thích. Trong cạnh tranh độc quyền các hãng có 1 chút sức mạnh, còn ở cạnh tranh hoàn hảo các hãng không có sức mạnh
Câu 29, Nếu chính phủ muốn giá lúa giảm thì chính phủ có thể làm điều nào dưới đây?
A. Tăng thuế phân bón
B. *.Tăng diện tích trồng lúa
C. Mua lúa của nông dân cho quỹ dự trữ quốc gia
D. Giảm diện tích trồng lúa
Giải thích. Tăng diện tích lúa => tăng sản lượng => giá giảm
Câu 30, Hàm tổng lợi ích và hàm cho phí của một hoạt động như sau: TB=200Q-Q2và TC=200+20Q+0,5Q2. Tổng lợi ích tối đa bằng
A. *.TBmax=10000
B. TBmax =12000
C. TBmax =7500
D. TBmax =5000
Giải thích. MB=0 => Q=100
Câu 31, Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí TC=Q2+4Q+200. Tại mức giá thị trường P=64 thì lợi nhuận tối đa của hãng là :
A. *.700
B. 500
C. 600
D. 800
Giải thích. MC=64
Câu 32, Đường cầu và cung về hàng hóa A là P=300-6Q và P=20+8Q. Co giãn của cầu theo giá tại điểm cận bằng là:
A. *.-1,5
B. -0,33
C. -9,0
D. -0,66
Giải thích. Công thức co giãn tại điểm
Câu 33, Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có AVC=Q+1, tại mức giá thị trường P=71 thì sản lượng tối ưu của hãng là:
A. 20
B. 25
C. 30
D. *.35
Giải thích. MC=71
Câu 34, Cạnh tranh bằng giá trong độc quyền tập đoàn sẽ:
A. Gây thiệt hại cho khách hàng
B. Dẫn tới chi phí trung bình cao hơn
C. *.Dẫn dến làm giảm lợi nhuận của ngành
D. Tăng lợi nhuận của ngành nếu cầu là không co giãn
Câu 35, Chi phí biến đổi trung bình đạt cực tiểu ở mức sản lượng tại đó:
A. Sản phẩm cận biên đạt cực đại
B. Sản phẩm trung bình đạt cực tiểu
C. *.Sản phẩm trung bình đạt cực đại
D. Sản phẩm cận biên đạt cực tiểu
Câu 36, Đối với một nhà độc quyền thì đường cầu thị trường là:
A. *.Đường cầu của hãng
B. Hàm lợi luận của hãng
C. Đường doanh thu cận biên của hãng
D. Đường cung của hãng
Câu 37, Một người tiêu dùng ở trạng thái cân bằng, lợi ích cận biên của sản phẩm X là 40 và Y là 16. Nếu giá của X là 5 đô thì giá của Y là:
A. 1
B. *.2
C. 3
D. 4
Giải thích. 40/16=5/x => x=2
Câu 38, Điều nào dưới đây không phải là đặc biệt của thị trường cạnh tranh hoàn hảo?
A. *.Sản phẩm khác nhau
B. Đường cầu hoàn toàn co giãn với mỗi hãng
C. Đường cầu thị trường dốc xuống
D. Rất nhiều hãng, mỗi hãng bán một phần rất nhỏ
Giải thích. Sản phẩm khác nhau là đặc điểm của cạnh tranh độc quyền
Câu 39, Lượng cung giảm được thể hiện:
A. Đường cung dịch chuyển sang phải
B. Đường cung địch chuyển sang trái
C. *.Vận động dọc theo đường cung xuống dưới
D. Vận động dọc theo đường cung lên trên
Câu 40, Đường cầu và cung về hoàng hóa A là P=300-6Q và P=20+8Q. Nếu đặt giá là 120 thì thị trường sẽ:
A. *.Giá sẽ tăng do dư cầu
B. Giá sẽ tăng do dư cung
C. Giá sẽ giảm do dư cung
D. Giá sẽ giảm do dư cầu
Để có thể làm chủ được kiến thức và có những trải nghiệm như trong phòng thi hãy tham gia vào khóa học vi mô NEU nhé!!!
Khóa video: https://onthisinhvien.com/khoa-hoc-5862438142476288?sharing=rnpqdo
Khóa luyện thi: https://onthisinhvien.com/khoa-hoc-5919135896698880?sharing=rnpqdo
Khóa ebook: https://onthisinhvien.com/khoa-hoc-6239033827000320?sharing=rnpqdo
Khóa giải SBT: https://onthisinhvien.com/khoa-hoc-4660071778746368?sharing=rnpqdo