Vật lý đại cương 2 là môn học bắt buộc của các trường khối kỹ thuật, xây dựng, thậm trí ở một số kinh tế. Bài viết này giới thiệu đến bạn 01 đề thi Vật lý đại cương 2 được biên soạn từ đề thi thật của Đại học Bách Khoa Hà Nội và có bao gồm đáp án. Xem thêm nhiều đề thi hơn Ở ĐÂY nè !!!
Câu 1: Một vòng tròn làm bằng một dây dẫn mảnh bán kính R = 10 cm mang điện tích q = 5.10-8 C và được phân bố đều trên dây. Cường độ điện trường tại một điểm nằm trên trục của vòng dây và cách tâm một đoạn h = 10 cm là:
A. 1,59.104 V/m B. 2,59.104 V/m C. 3,59.104 V/m D. 4,59.104 V/m
Câu 2: Một thanh kim loại mảnh mang điện tích q = 2.10-7 C. Xác định cường độ điện trường tại một điểm nằm cách hai đầu thanh R = 400 cm và cách trung điểm của thanh R0
= 10 cm. Coi như điện tích được phân bố đều trên thanh.
A. 4000 V/m B. 4500 V/m C. 5000 V/m D. 5500 V/m
Câu 3: Một hình bán cầu tích điện đều, mật độ điện mặt là σ = 1.10-9 C/m2. Xác định cường độ điện trường tại tâm O của bán cầu.
A. 58.22 V/m B. 48.22 V/m C. 38.22 V/m D. 28.22 V/m
Câu 4: Xét một quả cầu đồng chất, bán kính R = 7 cm, tích điện Q = 2.10-6 C (phân bố đều trong thể tích). Tính cường độ điện trường tại điểm M nằm cách tâm cầu một khoảng r = 4 cm.
A. 1,324.106 V/m B. 2,095.106 V/m C. 3,523.106 V/m D. 4,986.106 V/m
Câu 5: Một tụ phẳng (giữa hai bản tụ lúc đầu là không khí) được đấu với một ắc qui để nạp điện. Trong khi nạp điện, người ta đưa một tấm điện môi vào lấp đầy hoàn toàn khoảng trống giữa hai bản tụ. Trong những nhận định sau đây nhận định nào sai:
A. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ không đổi
B. Cường độ điện trường giữa các bản không đổi
C. Điện tích của tụ tăng
D. Năng lượng dự trữ trong tụ không đổi
Câu 6: Một tụ điện có điện dung C = 10 mF, được tích điện lượng q = 10-3 C. Sau đó, các bản của tụ điện được nối với nhau bằng một dây dẫn. Tìm nhiệt lượng tỏa ra trong dây dẫn khi tụ điện phóng điện.
A. 0.05 J B. 1.05 J C. 2.05 J D. 3.05 J
Câu 7: Tụ điện phẳng C = 5 μF mắc vào nguồn U = 12 V, sau đó ngắt khỏi nguồn rồi
nhúng vào điện môi lỏng có e = 6. Hiệu điện thế giữa hai bản khi đó là bao nhiêu?
A. 2 V B. 3 V C. 4 V D. 5 V
Câu 8: Hai quả cầu kim loại bán kính R1 = 6 cm, R2 = 4 cm được nối với nhau bằng một sợi dây dẫn có điện dung không đáng kể và được tích một điện lượng Q = 13.10-8 C. Tính điện tích của quả cầu 1.
A. 10,8.10-8 C B. 9,8.10-8 C C. 8,8.10-8 C D. 7,8.10-8 C
Câu 9: Cho hai mặt phẳng song song vô hạn mang điện đều trái dấu nhau mật độ điện mặt bằng nhau. Người ta lấp đầy giữa hai mặt phẳng đó một lớp điện môi dày d = 4 mm và có hằng số điện môi e = 6,5. Hiệu điện thế giữa hai mặt phẳng là 1000 V. Xác định mật độ điện tích liên kết trên bề mặt chất điện môi.
A. 0,52.10-5 C/m2 B. 1,22.10-5 C/m2 C. 2,43.10-5 C/m2 D. 5,45.10-5 C/m2
Câu 10: Một electron sau khi được gia tốc bằng hiệu điện thế U = 400 V thì chuyển động song song với một dây dẫn thẳng dài và cách dây dẫn một khoảng a = 6 mm. Tìm lực tác dụng lên electron nếu cho dòng điện I = 10 A chạy qua dây điện.
A. 3,33.10-16 N B. 4,33.10-16 N C. 5,33.10-16 N D. 6,33.10-16 N
Câu 11: Một electron chuyển động trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 2.10-3 T. Quỹ đạo của electron là một đường đinh ốc có bán kính R = 5 cm và có bước h = 10 cm. Xác định vận tốc của electron.
A. 5,32.107 m/s B. 2,57.107 m/s C. 4,43.107 m/s D. 1,84.107 m/s
Câu 12: Một hạt điện tích q = 1,6.10-19 C bay vào trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 2.10-3 T theo hướng vuông góc với các đường sức từ. Khối lượng của hạt điện tích là m = 9,1.10-31 kg. Xác định thời gian để điện tích bay n = 50 vòng.
A. 2,931.10-7 s B. 8,934.10-7 s C. 3,542.10-7 s D. 7,434.10-7 s
Câu 13: Một electron được gia tốc bằng một hiệu điện thế U = 5000 V bay vào một từ trường đều có cảm ứng từ B = 1,3.10-2 T. Hướng bay của electron hợp với đường sức từ một góc a = 300, quỹ đạo của electron khi đó là một đường đinh ốc. Hãy xác định bước của định ốc
A. 1,32 cm B. 4,54 cm C. 9,98 cm D. 3,21 cm
Câu 14: Một dây dẫn được uốn thành tam giác đều mỗi cạnh a = 30 cm. Trong dây dẫn có dòng điện cường độ I = 10 A chạy qua. Tìm cường độ từ trường tại tâm của tam giác đó.
A. 47,746 A/m B. 94,329 A/m C. 124,325 A/m D. 156,326 A/m
Câu 15: Một tụ điện phẳng có diện tích bản cực là S và có khoảng cách giữa hai bản là d, giữa hai bản tụ là không khí và tụ được nối với nguồn ngoài có hiệu điện thế không đổi. Người ta đưa vào giữa hai bản cực của tụ điện một tấm kim loại có chiều dày d’ < d. Điện tích của tụ điện sẽ:
A. Không đổi B. Tăng lên
C. Giảm đi D. Giảm đi đến một giá trị không đổi nào đó.