Chương 8 Thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường độc quyền nhóm Kinh tế vi mô

Ngày: 12/06/2024
Thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường độc quyền nhóm là hai cấu trúc thị trường phổ biến trong nền kinh tế. Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu nhé!

1. Thị trường cạnh tranh độc quyền

1.1. Đặc điểm
- Có nhiều người bán cạnh tranh nhau, thị phần của mỗi doanh nghiệp là nhỏ.
- Sản phẩm của mỗi doanh nghiệp có 01 chút khác biệt nhau về thương hiệu, kiểu dáng, chất lượng, …, và có khả năng thay thế nhau.
- Các doanh nghiệp tự do gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành

1.2. Đường cầu của doanh nghiệp
Vì mỗi doanh nghiệp là người duy nhất SX sản phẩm mang nhãn hiệu của mình nên đường cầu đối với mỗi doanh nghiệp sẽ dốc xuống.

1.3. Xác định giá và sản lượng
- Trong ngắn hạn: Doanh nghiệp hành động giống như doanh nghiệp độc quyền. → Tối đa hóa lợi nhuận tại MR = MC
- Trong dài hạn: Doanh nghiệp hành động giống như doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
 + Nếu có lợi nhuận trong ngắn hạn: các doanh nghiệp khác gia nhập ngành
 + Nếu bị lỗ trong ngắn hạn: một số doanh nghiệp rút khỏi ngành
 → Không có lợi nhuận kinh tế trong dài hạn

1.4. So sánh giá và sản lượng thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh độc quyền
Sự khác nhau trong dài hạn của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo: 
- Công suất dư thừa
- Giá cao hơn.

2. Thị trường độc quyền nhóm

2.1. Đặc điểm
- Đặc điểm thị trường độc quyền nhóm
 + Có vài doanh nghiệp bán sản phẩm tương tự nhau. Thị phần của mỗi doanh nghiệp là khá lớn.
 + Sản phẩm có thể đồng nhất hoặc phân biệt. Các sản phẩm có thể thay thế nhau.
 + Các doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau.
 + Có các rào cản gia nhập ngành.- Đặc điểm doanh nghiệp độc quyền nhóm:
 + Vì chỉ có vài người bán, đặc điểm chính của thị trường độc quyền nhóm là mâu thuẫn giữa hợp tác và tư lợi.
 + Độc quyền nhóm hợp tác.
 + Độc quyền nhóm không hợp tác.


>>> Xem thêm: TỔNG HỢP FILE TÀI LIỆU ÔN TẬP KINH TẾ VI MÔ

2.2. Độc quyền nhóm hợp tác
- Hợp tác ngầm: Các doanh nghiệp thỏa thuận với nhau về số lượng hàng hóa sản xuất và giá bán.
 + doanh nghiệp 1 có chi phí sản xuất thấp hơn doanh nghiệp2, nghĩa là AC1<AC2, MC1<MC2.
 + doanh nghiệp 1 tối đa hóa lợi nhuận ở mức sản lượng Q1 (tại đậy MR = MC1) và sẽ định giá bán là P1. Tương tự, doanh nghiệp 2 sẽ định giá bán là P2.
 + Vì P2 cao hơn P1 nên để cạnh tranh, doanh nghiệp buộc phải hạ giá từ P2 xuống còn P1.
 → Như vậy, doanh nghiệp 1 trở thành người lãnh đạo giá
- Hợp tác công khai (Cartel): Các doanh nghiệp hợp tác và hành động như một khối thống nhất. Điều kiện để một Cartel có thể thành công:
 + Cầu thị trường ít co giãn, khó có sản phẩm thay thế.
 + Các doanh nghiệp ngoài Cartel có cung ít co giãn, nghĩa là lượng cung rất hạn chế.
 + Sản lượng của Cartel chiếm tỷ trọng lớn và có chi phí thấp trong ngành.
 + Tất cả các thành viên tuân thủ theo quy định.

2.3. Độc quyền nhóm không hợp tác
- Các doanh nghiệp độc quyền nhóm có thể có kết quả tốt hơn khi hợp tác lẫn nhau và hành động giống như độc quyền
- Tuy nhiên, rất khó duy trì sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, đó là do tư lợi.
- Độc quyền nhóm không hợp tác đường cầu gãy → Tối đa hóa lợi nhuận xảy ra tại điểm gãy MR = MC.

 
Thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường độc quyền nhóm có những đặc điểm và hành vi doanh nghiệp riêng biệt. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về học phần này hãy thi thử ngay trắc nghiệm vi mô để củng cố kiến thức nhé!!

Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)

Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT