CHINH PHỤC KINH TẾ LƯỢNG TỪ CON SỐ 0
Ngày: 05/06/2020
CHINH PHỤC KINH TẾ LƯỢNG TỪ CON SỐ 0
LEVEL 1: NHẬN BIẾT CÁC DẠNG PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY TRONG 1 NỐT NHẠC
Trong học phần KTL chúng ta được học 4 loại phương trình hồi quy và chắc chắn chúng ta cần phải biết phân biệt chúng vì đây sẽ là câu dễ dàng ăn điểm trong bài thi và cũng là 1 trong những bước đầu tiên giúp chúng ta chinh phục học phần KTL4 loại phương trình hồi quy gồm:
- Mô hình hồi quy tổng thể
- Hàm hồi quy tổng thể
- Hàm hồi quy mẫu
- Mô hình hồi quy mẫu
Lượng có 4 loại phương trình
Hàm tổng thể, mẫu; mô hình cũng thế
Về cách phân biệt thì dễ
Mẫu có mũ còn tổng thể thì không
Mô hình luôn có sai số
(Mô hình tổng thể sẽ có yếu tố sai số ngẫu nhiên u, mô hình mẫu có e)
Hàm thì không có yếu tố đó nha!
(Hàm không có yếu tố sai số)
Y là biến phụ thuộc
X là biến độc lập (biến giải thích, biến điều khiển)
>> Luyện tập thi thử với Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ~ 1000 câu, có tính thời gian làm bài Đầu tiên các bạn cần phải nhớ được vế trái của 4 loại phương trình sẽ có 3 trường hợp tương ứng với các dạng phương trình như sau:
Một số ví dụ:
Hướng dẫn giải:
Key: Tổng thể (Có thể là mô hình hồi qui tổng thể hoặc hàm hồi qui tổng thể)
Nhìn vào vế trái của mỗi phương trình để xác định loại phương trình
+) Phương trình (1), (2) là mô hình
+) Phương trình (3) là hàm tổng thể
“Mẫu có mũ còn tổng thể thì không” → loại (2)
“Mô hình luôn có sai số, Hàm thì không có yếu tố đó nha!” → (1) và (3) đúng
→ Chọn D
Hướng dẫn giải:
Key: mô hình tổng thể
“Mẫu có mũ còn tổng thể thì không” → loại D
“Mô hình luôn có sai số” → loại C
(Mô hình tổng thể có sai số ngẫu nhiên u, mô hình mẫu có e) → Chọn B
Hướng dẫn giải:
Nhìn vào vế trái của mỗi phương trình để xác định loại phương trình
C, D là mô hình
“Mẫu có mũ còn tổng thể thì không, Mô hình tổng thể có sai số ngẫu nhiên u, Mô hình mẫu có e” → C là mô hình mẫu, D là mô hình tổng thể → C, D đúng
A, B là hàm tổng thể
“Mẫu có mũ còn tổng thể thì không” → B đúng, A sai
>> Mọi thắc mắc đều được giải đáp 24/7 trên group Góc ôn thi NEU Shares
Hướng dẫn giải:
Nhìn vào vế trái của mỗi phương trình để xác định loại phương trình
[1] là mô hình (“Mô hình luôn có sai số”) → [1] sai
[2] là hàm tổng thể (“Mẫu có mũ còn tổng thể thì không”) → [2] sai
Phương trình đúng phải là:
[1] Q = 34,43 – 11,88P + e là mô hình hồi quy mẫu hoặc là mô hình hồi quy tổng thể
[2] E(Q|P) = β1 + β2P là hàm hồi quy tổng thể
Hướng dẫn giải:
Key: Mô hình mẫu
Nhìn vào vế trái của mỗi phương trình để xác định loại phương trình
A là hàm mẫu → loại A
B là hàm tổng thể → loại B
C, D đều là mô hình
“Mẫu có mũ còn tổng thể thì không” → chọn C
Hướng dẫn giải:
Key: Hàm tổng thể
Nhìn vào vế trái của mỗi phương trình để xác định loại phương trình
C, D là mô hình → loại C, D
A, B đều là hàm tổng thể
“Mẫu có mũ còn tổng thể thì không” → chọn A
Nếu các bạn ủng hộ chị sẽ viết tiếp các bài tiếp theo nhằm mục đích CHINH PHỤC KTL TỪ CON SỐ 0
>> Ring ngay A+ khi đăng ký tham gia khoá học NEU Kinh tế lượng