Chiến lược giá là gì? Các chiến lược giá thường gặp và ví dụ cụ thể
Ngày: 20/11/2023
Chiến lược giá là một chữ P (Price) vô cùng quan trọng trong 4P của Marketing Mix, giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu như tăng thị phần, tăng lợi nhuận, tăng doanh thu, thậm chí là tối đa hóa giá trị thương hiệu. Bài viết này Ôn thi sinh viên sẽ giới thiệu các chiến lược giá thường gặp và hướng dẫn xác định chiến lược giá cho doanh nghiệp.
I. Chiến lược giá là gì?
Chiến lược giá (Pricing Strategy) là một chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng để định hướng về giá của một sản phẩm nào đó. Giúp tổ chức đạt được các mục tiêu Marketing như tăng thị phần, tăng lợi nhuận, tăng doanh thu, thậm chí là tối đa hóa giá trị thương hiệu.
Chiến lược giá bị chi phối bởi nhiều yếu tố trong doanh nghiệp, có thể là mục tiêu doanh số, mục tiêu Marketing, định vị thương hiệu, hoặc các yếu tố bên ngoài như nhu cầu người tiêu dùng, xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh.
II. Các chiến lược giá thường gặp và ví dụ cụ thể
Tên | Nội dung | Ví dụ |
Chiến lược giá thâm nhập thị trường | Chiến lược thâm nhập thị trường thường được sử dụng trong thời gian đầu khi ra mắt sản phẩm mới. Doanh nghiệp sẽ giảm giá sản phẩm xuống thấp nhất có thể nhằm thu hút, lôi kéo người tiêu dùng mua sản phẩm. Chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp với những mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) như bột giặt, xà phòng, mì tôm,… và luôn có nhu cầu tăng trưởng trong tương lai. |
Android hướng tới mục tiêu thâm nhập thị trường lớn hơn với một kế hoạch thâm nhập. Điện thoại Android, với Samsung dẫn đầu, được giảm giá mạnh hoặc có giá thấp hơn nhiều so với Apple, với hy vọng rằng người dùng sẽ trung thành với thương hiệu này. Cách tiếp cận này cũng mở ra nhiều người tiêu dùng hơn đến với thị trường Android, trong khi Apple áp dụng chiến lược hớt váng, cung cấp các sản phẩm giá cao chiếm một phần nhỏ thị phần. |
Chiến lược giá hớt váng sữa | Chiến lược hớt váng sữa sẽ tung sản phẩm mới với giá thành cao nhằm khẳng định chất lượng sản phẩm và tăng cạnh tranh trong ngành. Để thực hiện được chiến lược này, doanh nghiệp cần đầu tư vào việc tạo ra chất lượng, bao bì hay những chiến lược marketing phù hợp với tính chất cũng như giá bán ra của sản phẩm. Chiến lược hớt váng sữa đặc biệt phù hợp với những sản phẩm công nghệ, có chu kỳ sống ngắn. |
Apple là cái tên thường xuyên áp dụng chiến lược giá hớt váng.Hằng năm, Apple đều cho ra mắt vài sản phẩm mới, có mức giá luôn cao hơn so với mặt bằng các sản phẩm chung trên thị trường. Với tính năng hiện đại, mới mẻ và mức giá luôn tăng theo thời gian như Iphone 6s => Iphone 7 => Iphone 8 => Iphone X => Iphone Xs => Iphone 11 => Iphone 12 => Iphone 12 Pro Max,…. Mỗi chiếc điện thoại sau khi ra mắt chỉ 3-4 ngày đã giảm giá, mục tiêu của Apple là thu hút và hớt váng những khách hàng đầu tiên, sành điệu và sẵn sàng chi trả để có những phiên bản giới hạn nhất. |
Chiến lược giá theo combo | Chiến lược combo có thể giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm cùng một lúc hơn bằng cách kết hợp những sản phẩm có tính tương đồng hoặc có thể sử dụng cùng nhau với mức giá rẻ hơn khi mua tách lẻ. | Netflix bắt tay với các nhà cung cấp mạng viễn thông đưa ra các gói TV, điện thoại và Internet với mức ưu đãi hấp dẫn cho cả hai bên. Kết quả, lượng khách hàng của Neftlix không ngừng gia tăng, kèm theo đó là chất lượng trải nghiệm dịch vụ của người dùng được nâng cao, trở nên “tiện ích” hơn với gói sản phẩm “n trong 1”. |
Chiến lược giá theo dòng sản phẩm | Ngày nay, dựa theo nhu cầu của người sử dụng mà một sản phẩm có thể có nhiều phiên bản khác nhau. Tất cả những phiên bản của một sản phẩm gốc được gọi là dòng sản phẩm hay product line. Với chiến lược này, những phiên bản cao cấp hay có giá trị sử dụng hơn sẽ có giá tăng dần. |
Nike Inc. (NKE) có các dòng sản phẩm dành cho các môn thể thao khác nhau, chẳng hạn như điền kinh, bóng rổ và bóng đá. Các dòng sản phẩm của công ty bao gồm giày dép, quần áo và thiết bị. Xem thêm: Thi thử trắc nghiệm Marketing căn bản
|
Chiến lược giá cạnh tranh | Chiến lược giá cạnh tranh là chiến lược định giá sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp dựa trên giá của các sản phẩm/ dịch vụ tương tự của các đối thủ cạnh tranh. Chứ không dựa nhu cầu người dùng và các yếu tố cấu thành giá thông thường. Một cách phổ biến là định giá sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp thấp hơn hoặc bằng giá của các đối thủ cạnh tranh. Hoặc định giá sản phẩm/ dịch vụ cao hơn hoặc bằng giá của các đối thủ cạnh tranh ở những thị trường khác nhau. |
Để cạnh tranh với các đối thủ trong thị trường sữa bột, Vinamilk đã áp dụng chiến lược định giá cạnh tranh bằng cách giảm giá sản phẩm và tạo ra các chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng. Ví dụ như sản phẩm sữa bột Grow Plus+. Khách hàng khi mua sữa bột Grow Plus+ của Vinamilk thường được tặng kèm các quà tặng như Vali kéo, Gối ôm, hoặc những phần quà khác tuỳ thời điểm. |
Chiến lược giá khuyến mãi | Đưa ra các chương trình khuyến mãi là một chiến thuật tốt và được thực hiện hầu như tại tất cả các doanh nghiệp hiện nay. Doanh nghiệp hay cá nhân bán hàng sẽ tung sản phẩm với mức giá rẻ hơn vào những ngày đặc biệt như dịp lễ Tết, sinh nhật hay Black Friday nhằm thúc đẩy doanh số. | Tên chương trình: Chương trình khuyến mại Mua 8 Tặng 1 của TH True Milk. Khi mua 08 hộp Sữa Cacao Lúa mạch TH true CHOCOMALT MISTORI 110 ml/180 ml tặng ngay 01 sản phẩm cùng loại |
Chiến lược giá theo phân khúc | Chiến lược đánh theo phân khúc hay Segmented Pricing là các cửa hàng hay doanh nghiệp đưa sản phẩm ra với từng mức giá khác nhau đối với những đối tượng khác nhau. | Các hãng xe bus, công viên giải trí hay rạp chiếu phim thường áp dụng mức giá ưu đãi cho trẻ em, người cao tuổi, học sinh, sinh viên.
Xem thêm: NEU Ebook quản trị Marketing
|
Chiến lược định giá động | Chiến lược định giá động (Dynamic pricing) là một chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp điều chỉnh giá sản phẩm/ dịch vụ của mình dựa trên các yếu tố biến đổi trong thị trường và/ hoặc thông tin khách hàng. Thay vì áp dụng một mức giá cố định, doanh nghiệp sử dụng dữ liệu và công nghệ để điều chỉnh giá theo thời gian thực, tùy thuộc vào nhu cầu, cung cầu, cạnh tranh,... | Việc áp dụng hệ thống định giá động trong lĩnh vực công ty taxi và xe điện tự lái như Uber hoặc Grab. Các ứng dụng này sử dụng các thuật toán phức tạp để điều chỉnh tỷ lệ phí dựa trên nhiều yếu tố như mức độ yêu cầu cụ thể tại thời điểm và địa điểm cụ thể, trạng thái giao thông, thời tiết hoặc thậm chí các sự kiện cụ thể biệt diễn ra. |
III. Các xác định chiến lược giá cho doanh nghiệp
Để xác định một chiến lược giá hiệu quả, bạn có thể tuân theo các bước sau:
1. Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu về thị trường của bạn, bao gồm cạnh tranh, khách hàng, và các yếu tố kinh tế, xã hội, và công nghệ ảnh hưởng đến giá cả. Điều này giúp bạn hiểu rõ về điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp và cung cấp thông tin cần thiết để đưa ra quyết định về giá.
2. Xác định mục tiêu: Xác định mục tiêu kinh doanh của bạn, bao gồm lợi nhuận, thị phần, và hình ảnh thương hiệu. Bạn cần biết mình muốn đạt được gì thông qua chiến lược giá, ví dụ như thu hút khách hàng mới, tăng doanh số bán hàng, hoặc cạnh tranh trên cơ sở giá cả.
3. Xác định chi phí: Đánh giá chi phí sản xuất, vận hành và tiếp thị để đảm bảo rằng giá cả bạn đề xuất sẽ đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời, cũng cần xem xét các yếu tố chi phí khác như chi phí nghiên cứu và phát triển, quản lý rủi ro và chi phí tài chính.
4. Xác định giá cơ bản: Dựa trên các yếu tố trên, xác định giá cơ bản cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Giá cơ bản là giá tối thiểu bạn cần đạt được để bù đắp chi phí và đảm bảo lợi nhuận. Bạn có thể sử dụng các phương pháp như phương pháp dựa trên chi phí, phương pháp dựa trên giá cạnh tranh, hoặc phương pháp dựa trên giá trị để xác định giá cơ bản.
5. Định vị giá: Xác định vị thế giá của bạn trong thị trường so với đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể quyết định xây dựng một hình ảnh giá rẻ hơn, tương đương, hoặc cao cấp hơn so với đối thủ. Định vị giá cũng phải phù hợp với giá trị và đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
1. Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu về thị trường của bạn, bao gồm cạnh tranh, khách hàng, và các yếu tố kinh tế, xã hội, và công nghệ ảnh hưởng đến giá cả. Điều này giúp bạn hiểu rõ về điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp và cung cấp thông tin cần thiết để đưa ra quyết định về giá.
2. Xác định mục tiêu: Xác định mục tiêu kinh doanh của bạn, bao gồm lợi nhuận, thị phần, và hình ảnh thương hiệu. Bạn cần biết mình muốn đạt được gì thông qua chiến lược giá, ví dụ như thu hút khách hàng mới, tăng doanh số bán hàng, hoặc cạnh tranh trên cơ sở giá cả.
3. Xác định chi phí: Đánh giá chi phí sản xuất, vận hành và tiếp thị để đảm bảo rằng giá cả bạn đề xuất sẽ đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời, cũng cần xem xét các yếu tố chi phí khác như chi phí nghiên cứu và phát triển, quản lý rủi ro và chi phí tài chính.
4. Xác định giá cơ bản: Dựa trên các yếu tố trên, xác định giá cơ bản cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Giá cơ bản là giá tối thiểu bạn cần đạt được để bù đắp chi phí và đảm bảo lợi nhuận. Bạn có thể sử dụng các phương pháp như phương pháp dựa trên chi phí, phương pháp dựa trên giá cạnh tranh, hoặc phương pháp dựa trên giá trị để xác định giá cơ bản.
5. Định vị giá: Xác định vị thế giá của bạn trong thị trường so với đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể quyết định xây dựng một hình ảnh giá rẻ hơn, tương đương, hoặc cao cấp hơn so với đối thủ. Định vị giá cũng phải phù hợp với giá trị và đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
6. Điều chỉnh giá: Cuối cùng, xem xét các yếu tố khác nhau như tầm quan trọng của giá đối với khách hàng, phản hồi của thị trường, và mục tiêu kinh doanh để điều chỉnh giá cơ bản. Có thể bạn sẽ áp dụng các chiến lược giá khác nhau, như giảm giá, tăng giá, chiến lược giá theo combo, hoặc các chương trình khuyến mãi để đạt được mục tiêu của mình.
Việc xác định chiến lược giá là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có thể xác định được chiến lược giá phù hợp với mục tiêu kinh doanh và thị trường của mình, thì chiến lược giá sẽ là một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp đạt được thành công. Hy vọng bài viết trên hữu ích với các bạn!
Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)
Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT