Câu hỏi ôn tập chương 1 Vấn đề cơ bản của Triết học

Ngày: 12/01/2024
Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức. Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học. Dưới đây là một số câu hỏi ôn tập chương 1 Triết học. Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu trong bài viết này! 

I. Câu hỏi ôn tập chương 1: Vấn đề cơ bản của Triết học

Câu 1: Vấn đề cơ bản của triết học là gì? Phân tích nội dung vấn đề cơ bản của triết học?
a) Khái niệm:
Theo Ăngghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”.
b) Nội dung của vấn đề cơ bản của triết học gồm có 2 mặt:
- Mặt thứ nhất: trả lời câu hỏi giữa vật chất và ý thức cái nào có trước cái nào có sau: ̣
+ Chủ nghĩa duy vật: cho rằng vật chất có trước quy định ý thức.
+ Chủ nghĩa duy tâm: cho rằng ý thức có trước ý thức quyết định vật chất. 
+ Nhà triết học nhị nguyên: cho rằng ý thức và vật chất cùng tồn tại không nằm trong quan hệ quyết định nhau.
- Mặt thứ hai: trả lời cho câu hỏi con người có nhân thức được thế giới hay không? ̣
+ Các nhà triết học khả tri: cho rằng con người nhân thức được. ̣
+ Các nhà triết học bất khả tri: cho rằng con người không nhân thức được thế giới hoặc chỉ nhận thức được bề ngoài mà không biết được bản chất.
c) Ý nghĩa của vấn đề cơ bản của triết học:
- Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở để giải quyết các vấn đề khác của triết học.
- Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học còn là tiêu chí khách quan phân chia các trường phái triết học lớn trong lịch sử.
● Mối quan hệ vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học bởi vì:
- Trong thế giới có nhiều hiện tượng khác nhau mối quan hệ giữa vật chất và ý thức bao trùm lên toàn bộ thế giới.
- Quyết định mối quan hệ này là cơ sở nền tảng để giải quyết những vấn đề còn lại của triết học.
- Giải quyết mối quan hệ này là cơ sở để phân định lập trường tư tưởng thế giới quan của các nhà triết học cũng như học thuyết của họ.
- Tất cả các nhà triết học đều trực tiếp hoặc gián tiếp giải quyết mối quan hệ này.
Câu 2: Tại sao nói triết học Mác ra đời là một tất yếu lịch sử?
a) Yếu tố khách quan:
● Điều kiện Kinh tế- Xã hội:
- Chủ nghĩa Mác được ra đời những năm 40 thế kỷ XVIII. Đây là thời kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu phát triển mạnh mẽ.
=> Mâu thuẫn sâu sắc giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (tính xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất và tính cá nhân của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa).
=> Mâu thuẫn xã hội bộc lộ càng rõ rệt, hàng loạt cuộc đấu tranh giai cấp công nhân nổ ra khắp Châu Âu.
=> Giai cấp vô sản trở thành lực lượng tiên phong trong công cuộc đấu tranh cho nền dân chủ công bằng và tiến bộ xã hội.
- Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản được soi sáng bằng lý luân khoa học, chủ nghĩa Mác ra đời đã đáp ứng yêu cầu đó.
● Tiền đề lý luận:
- Triết học cổ điển Đức đại biểu là Hêghen và Phơ-bách: Mác đã kế thừa hệ thống triết học của Hêghen trên cơ sở gạt bỏ các yếu tố duy tâm thần bí, đồng thời kế thừa quan niệm duy vật trong triết học của Phobach để xây dựng chủ nghĩa duy vật biện chứng. (Cổ điển Đức có hai cái: hệ thống triết Heghen; quan  điểm duy vật Phơ bách). Kinh tế chính trị cổ điển Anh (Smit, Ricardo): đã kế thừa những yếu tố khoa học trong lý luận về kinh tế, góp phần tích cực hình thành quan niệm duy vật chủ nghĩa Mác. 
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp (Xanhximong, Phurie) đã kế thừa tư tưởng nhân đạo trong lý thuyết của Xanhximong, Phurie trở thành tiền đề lý luận quan trọng cho sự ra đời của lý luận  Khoa học về chủ nghĩa xã hội trong Chủ nghĩa Mác.
● Tiền đề khoa học tự nhiên: 
- Định luât bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: là cơ sở khoa học tự nhiên khẳng định rằng các dạng vật chất tồn tại trong thế giới đều có mối liên hệ với nhau có thể chuyển hóa cho nhau.
- Học thuyết tế bào là cơ sở khoa học tự nhiên chứng minh rằng thế giới TV và ĐV có chung nguồn gốc và hình thái đó là tế bào.
- Học thuyết tiến hóa của Đacuyn là cơ sở khoa học tự nhiên chứng minh giữa các loài không phải là bất biến mà đều được sinh ra từ các loài trước đó bằng con đường chọn lọc tự nhiên.
b) Yếu tố chủ quan: C.Mác, Ăng-ghen
- Có khả năng tổng kết và tiếp nối lịch sử văn minh nhân loại.
- Có bộ óc thiên tài và trái tim nhân hậu đấu tranh cho giai cấp công nhân. 

II. Tài liệu ôn tập Triết học Mác - Lênin

Để có thể học tập môn học này hiệu quả, sinh viên cần chú ý ôn tập cả lý thuyết và bài tập. Tài liệu Ôn thi sinh viên có đầy đủ và chi tiết nội dung các chương, bên cạnh đó, các bạn cũng được tham gia thi thử các chương và tham khảo đề thi của các năm khác.
 

Một số nội dung được đề cập trong khóa học
 
Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Chúc các bạn học tốt nhé!

Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)

Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT