Cách xác định sản lượng cân bằng trong kinh tế vĩ mô
Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó tổng cầu bằng tổng cung. Có nhiều phương pháp để xác định sản lượng cân bằng. Bài viết này Ôn thi sinh viên sẽ giới thiệu các phương pháp xác định sản lượng cân bằng và phân tích ý nghĩa của nó qua một vài bài tập cụ thể.
I. Các yếu tố của tổng cầu
1. Tiêu dùng và tiết kiệm của hộ gia đình
- Hàm tiêu dùng C = f(Yd): phản ánh sự phụ thuộc của lượng tiêu dùng dự kiến vào lượng thu nhập khả dụng mà hộ gia đình có được.
C = C0+ Cm.Yd
- C0: Tiêu dùng tự định, khi Yd = 0.
- Cm: Tiêu dùng biên.
- Hàm tiết kiệm S = f(Yd): phản ánh sự phụ thuộc của lượng tiết kiệm dự kiến vào lượng thu nhập khả dụng mà hộ gia đình có được.
S = Yd – C = Yd – (C0+ Cm.Yd) =-C0+ (1 – Cm)Yd
- C0> 0 và 0 < Cm < 1
2. Đầu tư trong khu vực tư nhân
- Hàm đầu tư theo sản lượng I = f(Y): phản ánh sự phụ thuộc của lượng đầu tư dự kiến vào sản lượng quốc gia.
I = I0+ Im.
- YI0: Đầu tư tự định.
- Im: Đầu tư biên theo sản lượng, phản ánh lượng thay đổi của đầu tư khi sản lượng thay đổi 1 đơn vị.
Xem thêm: Các ký hiệu kinh tế vĩ mô và vi mô cần nhớ
3. Ngân sách chính phủ
- Ngân sách chính phủ: là bản liệt kê nguồn thu và các khoản chi tiêu của CP trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
+ Nguồn thu của chính phủ: thuế (Tx).
+ Chi tiêu của chính phủ: chi mua HH, DV (G) và chi chuyển nhượng (Tr)
T = Tx – Tr(T gọi là thuế ròng)
- Mức độ thặng dư hay thâm hụt ngân sách biểu thị bằng:
B = T – G; %(B/T) hay %(B/Y)
- Nếu T > G, ngân sách chính phủ thặng dư.
- Nếu T < G, ngân sách chính phủ thâm hụt.
- Nếu T = G, ngân sách chính phủ cân bằng
- Hàm thuế ròng T = f(Y): phản ánh các mức thuế ròng mà chính phủ có thể thu được trên cơ sở các mức sản lượng khác nhau.
T = T0+ Tm.Y
Tm: thuế ròng biên hay thuế biên.
+ Mặt khác: Yd = Y – Tx + Tr = Y – (Tx – Tr) hay Yd = Y – T
+ Thay vào hàm tiêu dùng: C = C0+ Cm.Yd
C = C0+ Cm (Y – T) = C0+ Cm(Y – T0– Tm.Y)
= C0+ Cm.Y – Cm.T0– Cm.Tm.Y
= (C0– Cm.T0) + Cm(1 – Tm)Y
4. Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại
- Hàm xuất khẩu X = f(Y): phản ánh lượng tiền mà nước ngoài dự kiến mua HH và DV trong nước ứng với từng mức sản lượng khác nhau.
X = X0;(X không phụ thuộc vào sản lượng)
- Hàm nhập khẩu M = f(Y): phản ánh lượng tiền mà người trong nước dự kiến mua hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, ứng với từng mức sản lượng khác nhau.
M = M0+ Mm.Y
Mm: nhập khẩu biên, (0 < Mm < 1).
- Xuất khẩu ròng (Net Exports - NX): NX = X – M
Xem thêm: Tổng hợp công thức kinh tế vi mô
5. Tổng cầu
- Hàm tổng cầu theo sản lượng AD = f(Y): phản ánh sự phụ thuộc của lượng tổng cầu dự kiến vào sản lượng quốc gia.
AD = A0+ Am.Y
- A0: Tổng cầu tự định hay chi tiêu tự định.
- Am: Tổng cầu biên.
- Am.Y: Tổng cầu kéo theo (chi tiêu kéo theo /chi tiêu ứng dụng)
- Tổng cầu (Aggregate Demand - AD): toàn bộ lượng tiền mua HH và DV SX trong nước.
AD = C + I + G + X – M
II. Sản lượng cân bằng
1. Phương pháp xác định sản lượng cân bằng
a) Phương pháp 1: Sản lượng cân bằng trên đồ thị tổng cầu AD = f(Y)
- Sản lượng Y0 là mức sản lượng cân bằng(giao điểm giữa đường tổng cầu AD với đường 45 độ) - Tại điểm E0: AS = AD Y = C + I + G + X – M Y = A0+ Am.Y |
|
Xem thêm: cách học tốt kinh tế vi mô
b) Phương pháp 2: Sản lượng cân bằng trên đồ thị “bơm vào - rút ra”
Yd = Y – T hay Y = Yd + T Thay vào phương trình cân bằng: Y = C + I + G + X – M Yd + T = C + I + G + X – M Yd – C + T + M = I + G + X mà Yd – C = S Nên: S + T + M = I + G + X |
|
c) Phương pháp 3: Sản lượng cân bằng trên đồ thị tiết kiệm và đầu tư
Thuế ròng (T) là thu nhập cuối cùng của chính phủ, được dùng vào việc: tiêu dùng (Cg) và tiết kiệm (Sg) Cg + Sg = T Chính phủ dùng tiền tiết kiệm (Sg) để mua hàng đầu tư (Ig). Tổng cộng tiền mua HH tiêu dùng và tiền mua hàng đầu tư là toàn bộ chi mua HH và DV của chính phủ (G) Cg + Ig = G Thay vào phương trình: S + T + M = I + G + XS + (Cg + Sg) + M = I + (Cg + Ig) + X (S + Sg) + (M – X) = I + Ig (S + Sg):tiết kiệm trong nước (M - X):tiết kiệm trong quan hệ với nước ngoài |
|
2. Ý nghĩa của điểm cân bằng sản lượng
- Khuynh hướng hội tụ về điểm cân bằng:
+ Nếu sản lượng thực tế là Y1AS < AD sản lượng có xu hướng tăng lên
+ Nếu sản lượng thực tế là Y2AS > AD sản lượng có xu hướng giảm xuống
- Nếu sản lượng thực tế khác với sản lượng cân bằng thì thị trường sẽ tự điều chỉnh để đưa mức sản lượng trở về điểm cân bằng
Xem thêm: Full bộ tài liệu kinh tế vi mô
III. Một số bài tập mẫu (có đáp án)
1. Bài tập 1
Trong năm 2010 có các chỉ tiêu thống kê của một quốc gia như sau:
Yêu cầu:
a) Tính GDP danh nghĩa năm 2010 theo giá thị trường bằng phương pháp tiếp cận hàng hoá cuối cùng ( tiếp cận chi tiêu ) và bằng phương pháp tiếp cận thu nhập
b) Tính GNP danh nghĩa năm 2010 và tỷ lệ lạm phát năm 2010
Đáp án:
Câu a:
GDP danh nghĩa năm 2010 theo giá thị trường bằng phương pháp tiếp cận hàng hoá cuối cùng:
GDP = C + I + G + X – IM = 200 + 150 + 100 + 100 – 50 = 500
GDP danh nghĩa năm 2010 theo giá thị trường bằng bằng phương pháp tiếp cận thu nhập: GDP = Khấu hao + tiền lương + Tiền lãi + Tiền thuê đất + Lợi nhuận + Thuế gián thu = (150-50) + 230 + 25 + 35 + 60 + 50 = 500
Câu b:
GNP danh nghĩa = GDP danh nghĩa + Thu nhập yếu tố ròng = 500 + (-50) = 450
Tỷ lệ lạm phát năm 2010 = (125 – 100 )./100 = 25%
2. Bài tập 2
Giả sử thị trường tiền tệ có các hàm số sau: Hàm cung tiền thực tế MS = 8.000 tỷ đồng; Hàm cầu tiền thực tế MD= 12.000 tỷ - 500i (với i là lãi suất); Tiền cơ sở B = 1600 tỷ đồng
Yêu cầu:
a) Tìm mức lãi suất cân bằng và minh họa lên đồ thị của thị trường tiền tệ?
b) Giả sử sau đó ngân hàng trung ương bán ra 150 tỷ đồng trái phiếu chính phủ thì lãi suất mới sẽ thay đổi thế nào? Chỉ ra sự thay đổi này trên đồ thị của câu a?
Đáp án:
Câu a)
Thị trường tiền tệ cân bằng, ta có : MS = MD => 8.000 = 12.000 - 500i => i=8(%)
Vậy lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ là 8%
Vẽ đồ thị:
Câu b)
- Số nhân tiền trên thị trường tiền tệ là mM = MS/B = 8000 / 1600 = 5
- Khi ngân hàng trung ương bán ra 150 tỷ đồng trái phiếu chính phủ thì tiền cơ sở giảm 150 tỷ đồng. Do đó lượng tiền cơ sở mới là B’ = B – 150 = 1600 – 150 = 1450
- Mức cung tiền mới trên thị trường tiền tệ là MS ‘ = 5 x 1450 = 7250
- Thị trường tiền tệ mới cân bằng, ta có : MS ‘ = MD => 7250 = 12.000 - 500i => i = 9,5(%)
Vậy lãi suất cân bằng mới trên thị trường tiền tệ là 9,5%
Vẽ đồ thị: Đường cung tiền dịch chuyển sang trái đến điểm cân bằng mới. Đồ thị như hình trên
Việc mất gốc kinh tế vĩ mô không đáng sợ, mà đáng sợ là bạn có nhận ra mình mất gốc hay không và bạn nhận ra điều đó là vào lúc nào. Nhận ra càng sớm thì càng tốt bởi lẽ bạn vẫn còn đủ thời gian để “quay đầu là bờ”. Hãy truy cập ngay trang web của Ôn thi sinh viên để nhận ngay ebook và thi thử môn học nhé!!
Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)
Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT