Trong học phần Kinh tế vi mô, các bạn sẽ thường xuyên bắt gặp cụm "Cung - cầu". Đây là mấu chốt để xử lý các dạng bài tập ở môn học này. Tìm ra phương trình cung - cầu sẽ là chia khóa cuối cùng. Do vậy ở bài viết này, OTSV chỉ bạn cách tìm ra phương trình cung cầu và hướng giải quyết cho các dạng bài tập Kinh tế vi mô.
- Dạng 1: Bài tập lập phương trình hàm cung, hàm cầu, tìm điểm cân bằng
- Dạng 2: Bài tập về xác lập các trạng thái của thị trường
- Dạng 3: Bài tập về độ co giãn của cung và cầu
- Dạng 4: Bài tập về kiểm soát giá (giá trần, giá sàn, ảnh hưởng của thuế)
- Dạng 5: Đồ thị minh họa các dạng bài tập
Đây thực chất là loại bài tập lập phương trình bậc nhất dạng y = ax + b, vì thế ta cần xác định các hệ số a, b. việc xác định a, b cần căn cứ vào bảng cung cầu. Cho bảng cung, cầu sau:
Giá - P |
P1 |
P2 |
P3 |
|
Lượng Cầu - QD |
QD1 |
QD2 |
QD3 |
..... |
Lượng cung - QS |
QS1 |
QS2 |
QS3 |
..... |
Bảng 1: Cung - Cầu
Đưa ra phương trình hàm cầu: PD = a + b.Q (b < 0), phương trình hàm cung: PS = c + d.Q (c > 0).
- Thay giá trị vào phương trình hàm cầu: PD = a + b.Q (b < 0), ta có hệ phương trình hàm cầu:
P1 = a + b.QD1
P2 = a + b.QD2
Giải hệ phương trình này ta có phương trình hàm cầu: PD = a - b.Q - Thay giá trị vào phương trình hàm cung: PS = c + d.Q (c > 0), ta có hệ phương trình cung:
P1 = c + d.QS1
P2 = c + d.QS2
Giải hệ phương trình này ta có phương trình hàm cung: PS = c + d.Q
Điểm cân bằng cho ta mức giá được trao đổi trên thị trường.Việc xác định điểm cân bằng được áp dụng bởi các phương pháp sau:
- Phương pháp 1: Dựng bảng cung cầu
Ví dụ 1: Giả sử cầu về gạo ở một địa phương A trong năm 2013 được tổng hợp theo số liệu của bảng sau:
*Đơn vị: Triệu tấn
PD |
3 |
5 |
7 |
9 |
11 |
13 |
QD |
20 |
19 |
18 |
17 |
16 |
15 |
QS |
14 |
19 |
24 |
29 |
34 |
39 |
Bảng 2: Cung cầu về gạo của địa phương A trong năm 2020
Giải:
Nhìn vào bảng cung cầu ta có điểm cân bằng là PE = 5 triệu đồng/tấn và QE = 19 tấn.
- Phương pháp 2: Lập phương trình hàm cung - cầu, giải hệ phương trình tìm điểm cân bằng Từ số liệu của bảng 2 ta tìm được phương trình hàm cung và phương trình hàm cầu:
PD = 43 - 2.Q
PS = -2,6 + 0,4.Q
Ta có giá và sản lượng cân bằng được xác định phải thõa mãn điều kiện:
PD = PS
43 - 2.Q = -2,6 + 0,4.Q
=> QE = 5 triệu đồng/tấn và QE = 19 triệu tấn
- Phương pháp 3: Dựng đồ thị Vẽ đồ thị hàm số bậc nhất (trên hệ trục toạ độ đề các vuông góc):
+ Vẽ đồ thị: PD = P = a + b.Q (b < 0)
+ Vẽ đồ thị: PS = P = c + d.Q (c > 0)
+ Tìm giao điểm 2 đồ thị chính là E(QE ; PE), E chính là điểm cân bằng (trạng thái cân bằng) cung – cầu.
Ví dụ 2: Từ số liệu bảng 2 ví dụ 1, hãy vẽ đồ thị cân bằng cung – cầu về gạo địa phương A năm 2014?
Nhìn vào đồ thị ta có giao điểm của đường cung – S và đường cầu – D tại E, tương ứng với tọa độ Q = 19 (triệu tấn), P = 5 (triệu đồng/tấn) đây chính là trạng thái cân bằng cung cầu.
Về thực chất là bài toán so sánh lượng cung, lượng cầu ở một mức giá nhất định. Như vậy ta có thể áp dụng 2 kỹ năng sau:
- Dùng số liệu (nếu có) ở ngay trên bảng cung cầu
- Từ phương trình cung cầu tính toán rồi so sánh
Ví dụ 3: Từ số liệu bảng 2 của ví dụ 1, nếu Chính phủ áp đặt các mức giá gạo:
a. P1 = 9 triệu đồng/tấn
b. P2 = 4 triệu đồng/tấn
Thì điều gì sẽ xảy ra?
Giải:
a. Tại P = 9 triệu đồng/tấn nhìn vào bảng cung - cầu ta thấy: QD =17 (tấn), QS = 29(tấn) => QS > QD => hiện trạng dư thừa gạo trên thị trường.
Lượng gạo dư thừa là: ∆Q = 29 - 17 = 12 (triệu tấn).
b. P = 4 triệu đồng/tấn
+ Từ bảng cung - cầu, lập phương trình hàm cung, phương trình hàm cầu: PD = 43 - 2.Q Ps = - 2,6 + 0,4Q
+ Thay P = 4 vào 2 phương trình trên, ta có: QD =19,5 (triệu tấn) và QS = 16,5 (triệu tấn) => QS < QD => hiện trạng thiếu hụt gạo trên thị trường.
Lượng gạo thiếu hụt ∆Q = 19,5 - 16,5 = 3 (triệu tấn)
Cung - cầu đóng vị trí quan trọng trong học phần kinh tế vi mô với 5 dạng bài tập trên, tuy nhiên do khuôn khổ tập sáng tác giả chỉ mới trình bày được 2 dạng. Bạn muốn xem đầy đủ các dạng kết hợp với luyện đề thì: BẤM VÀO ĐÂY và các trường đại học khác tại: Onthisinhvien.com
Xem thêm bài viết liên quan:
100 câu trắc nghiệm Kinh tế vi mô
Trắc nghiệm Nguyên lý kế toán
09 đề thi Kinh tế lượng