ĐỀ 01
A. Lý thuyết:
1. Sai
Lời giải chi tiết thích: ta có tài khoản “hao mòn tài sản cố định” là tài khoản phản ánh tài sản nhưng bản chất nó là điều chỉnh của Tài sản cố định nên vì thế nó có két cấu ngược với tài khoản mà nó điều chỉnh tăng bên có và giảm bên nợ, số dư ghi bên có. => Vậy không phải tất cả các tài khoản phản ánh tài sản có kết cấu tăng bên nợ và giảm bên có.
2. Sai.
Lời giải chi tiết thích: tiền lương cuả giám đốc doanh nghiệp được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Lương giám đốc không liên quan đến hoạt động trực tiếp sản xuất sản phẩm nên sẽ không tính vào chi phí trong sản xuất
=> Nên lương giám đốc không được tính vào giá thành sản phẩm.
B - Bài tập:
1. Nguyên giá sản phẩm = 181.500/1,1 + 10.500/1,05 = 175.000
Mức khấu hao trong 1 năm = 175.000/5 = 35.000
Mức khấu hao trong 1 tháng = 35.000/12 = 2.916,7
Mức khấu hao trong 1 ngày trong tháng 5 = 2.916,7/31 = 94,1
Mức khấu hao trong năm N = 94,1 x ( 31- 6 +1) + 2.916,7 x 7 = 22.863,5
Mức khấu hao trong năm N +1 = 35.000
Mức khấu hao trong năm N +5 = Khấu hao 1 năm – Khấu hao năm N = 35.000 – 22.863,5 = 12.136,5.
Lời giải chi tiết thích thêm.
- Năm N chúng ta chỉ tính khấu hao từ ngày 6/5 đến ngày 31/12 như vậy sẽ là có (316+1) ngày của tháng 5 cộng với 7 tháng tròn khấu hao.
- Năm N + 1 chúng ta dùng tròn cả 1 năm đối với thằng Thiết bị này
- Năm N+5 (chúng ta tính khấu hao cho thằng này 5 năm, bắt đầu từ ngày 6/5/N đến 6/5/(N+5)). Như vậy N + 5 ta chỉ có tính khấu hao từ ngày 1/1/(N+5) đến ngày 6/5/(N+5). Hay bạn ấy có thể lấy khấu hao 1 năm – khấu hao năm N.
Nhưng để lấy tròn điểm ý này thì nên tính như sau:
Khấu hao năm N + 5 = 4 tháng tròn + 5 ngày trong tháng 5 = 4 x 2.916,7 + 5x94,1 =12.137,3
Sự chênh lệch không đáng kể với 2 cách tính này có thể được Lời giải chi tiết thích như sau:
Ta có khấu hao của 1 tháng là 2.916,7 => khấu hao 1 ngày là sấp sỉ 94,1. Thời điểm này bạn đã làm tròn số khấu hao ngày. Bạn lấy 94,1 x 31 ngày trong tháng 5 = 2917,1 rõ ràng là việc nhân ngược lại đã thấy việc chênh lệch. đó chính là lý do vì sao có khoảng chênh này, đừng quá lo lắng vì không đáng kể nhá.
2. Tổng giá thành sản xuất thực tế= Giá trị sản phẩm dở dang ĐK + Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ – Giá trị sản phẩm dở dang CK
- Giá trị sản phẩm dở dang ĐK: 0 - Giá trị sản phẩm dở dang CK: 45,000 - Kết chuyển sản xuất:
- Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ
= CP SXC[5.000(5) + 1.200(6) + 5.600(7) + 1.000(8)]
+ CP NCTT[45.000(5) + 10.800(6)]
+ CP NVLTT[198.000(2)]
= 12.800 + 55.800 + 198.000 = 266.600
- Tổng giá thành sản xuất thực tế = 0+ 266.600 - 45.000 = 221.600 (nghìn đồng)
- Giá thành đơn vị sản phẩm = 221.600/320 = 692,5 (nghìn đồng)
3. Định khoản:
NV1:
A, Nợ TK “TSCĐ” 165.000
Nợ TK “thuế GTGT được khấu trừ” 165.000 x 0,1= 16.500
Có Tk “tiền gửi ngân hàng”: 181.500
B, Nợ TK “TSCĐ” 10.000
Nợ Tk “thuế GTGT được khấu trừ “ : 500
Có TK “tiền mặt “10.500
NV2:
A, Nợ TK “Chi phí NVL trực tiếp”: 200.000
Nợ Tk “thuế GTGT được khấu trừ “: 20.000
Có TK “phải trả người bán” 220.000
B, Nợ TK “Phải trả người bán”: 2.200
Có TK “Chi phí NVL trực tiếp “: 2.000 = 200.000 x 1%
Có TK “thuế GTGT được khấu trừ”:200
C, Nợ TK “Phải trả người bán”: 220.000 – 2.200 = 217.800
Có TK Tiền gửi ngân hàng: 217.800
NV3:
Nợ TK “phải trả người lao động”: 40.000
Có TK “tiền mặt”: 40.000
NV4:
A, Nợ TK” hao mòn tài sản cố định”: 300.000
Có TK “tài sản cố định“: 300.000
B, Nợ TK “chi phí khác “: 5.000
Có TK “tiền mặt “: 5.000
C, Nợ TK TM: 15.400
Có TK thu nhập khác: 14.000
Có TK thuế GTGT phải nộp: 1.400
NV5:
Nợ TK “chi phí CNTT”: 45.000
Nợ TK “Chi phí sản xuất chung“: 5.000
Nợ TK “chi phí bán hàng “: 3.000
Nợ Tk chi phí quản lý doanh nghiệp”: 3.500
Có TK “phải trả công nhân viên”56 .500
NV6:
Nợ TK “chi phí CNTT”: 45.000 x 24% = 10.800
Nợ TK “Chi phí sản xuất chung“: 5.000 x 24%= 1.200
Nợ TK “chi phí bán hàng “: 3.000 x 24%= 720
Nợ Tk chi phí quản lý doanh nghiệp”: 3.500 x 24%=840
Nợ TK “phải trả công nhân viên”: 56 .500 x 10,5% = 5.932,5
Có Tk “phải trả, phải nộp khác”: 56.500 x 34,5%= 19.492,5
NV7:
Nợ TK “chi phí sản xuất chung”: 5.600
Nợ TK “chi phí bán hàng “: 3.000
Nợ Tk chi phí quản lý doanh nghiệp”: 7.550
Có TK “tiền mặt”: 16.150
NV8:
A, Nợ TK “chi phí trả trước”: 3.000
Có TK “công cụ dụng cụ”: 3.000
Sai sửa lại bên dưới:
Nghiệp vụ này gọi là xuất dùng CCDC (bỏ định khoản này), vì trong tháng 5 em có làm giảm CCDC đâu mà lại định khoản có TK CCDC. NV này có tên gọi là Xuất dùng CCDC, khi nào xuất dùng thì mới định khoản. Vì thằng này xuất dùng trong tháng 3. Nên Tháng 3 sẽ định khoản nó. Còn tháng 5 chỉ định khoản bên dưới, hay phân bổ mỗi chi phí thôi. Như vậy NV chỉ định khoản Nợ Cphí SXC/Có TK cptra truoc:1000
B, Nợ Tk chi phí sản xuất chung”: 1.000
Có TK “chi phí trả trước” 3.000/3= 1.000
NV9:
A, tập hợp chi phí
Nợ TK chi phí sxkd dở dang: 266.600
Có TK chi phí NVL TT: 198.000 (2)
Có TK chi phí nctt: 45.000(5) + 10.800(6) = 55.800
Có TK chi phí sxc: 5.000(5) + 1.200(6) + 5.600(7) + 1.000(8)=12.800
B, hoàn thành nhập kho và gửi bán
Nợ TK thành phẩm: 221.600/320 x 120 = 83.100
Nợ TK hàng gửi bán: 221.600 – 83.100 = 138.500
Có TK chi phí sxkd dd: 221.600 (ghi theo giá thành tính ở yêu 2)
Câu 4: Lập bảng cân đối kế toán cuối kì, ai không biết làm có thể xem kết quả trên
group fb: Ôn luyện Nguyên lý kế toán (bài gym)
____________________________________________________
ĐỀ 02
Câu 1: Sai
Vì TK “TSCĐ hữu hình” phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp theo nguyên giá. Việc giảm giá trị TSCĐ ta theo dõi riêng trên TK “Hao mòn TSCĐ”. Vì vậy mà khi phản ánh việc các tài sản cố định bị giảm giá trị trong sản xuất kinh doanh, sẽ không đươc ghi có TK “TSCĐ hữu hình” mà sẽ hạch toán Có TK “Hao mòn TSCĐ”.
Câu 2:
1/ Định khoản:
1.
- Nợ TK TSCĐ: 320.000/1,1 = 290.909,09
Nợ TK thuế GTGT được khấu trừ: 29.090,91
Có TK phải trả người bán : 320.000
- Nợ TK phải thu khác : 21.000
Có TK TM: 21.000
2. .
- Nợ TK HM TSCĐ: 250.000
Nợ TK Chi phí khác: 210.000
Có TK TSCĐ: 460.000
- Nợ TK phải thu khách hàng: 220.000
Có TK doanh thu khác: 200.000
Có TK thuế GTGT phải nộp: 20.000
- Nợ TK chi phí khác: 2.000
Có TK TM: 2.000
2/ Giả định DN áp dụng mức tỷ lệ khấu hao cho tất cả tài sản cố định trong doanh nghiệp là 10%.
Ta có:
Khấu hao tháng 7 = Khấu hao tháng 6 + khấu hao tăng trong tháng 7 – khấu hao giảm trong tháng 7
Khấu hao tháng 6 = 80.000
Khấu hao tăng trong tháng 7 = ((290.909,09*10%)/12*31)*(31-16+1)=1.251,22 (nghìn đồng)
Khấu hao giảm trong tháng 7 = ((460.000*10%)/12*31)*(31-25+1) = 865,59 (nghìn đồng)
Khấu hao tháng 7= 80.000 + 1.251,22 – 865,59 = 80.385,63.
Câu 3:
Định khoản:
- Nợ TK NVL: 100.000
- VL X: 1.300 x 40 = 52.000
- VL Y: 800 x 60 = 48.000
Nợ TK thuế GTGT được khấu trừ: 10.000
Có TK phải trả người bán: 110.000
- Nợ TK NVL: 1.600
- VL X: 1.600 x (52.000/100.000)
- VL Y: 1.600 – 832 = 768
Có TK TM: 1.600
- Nợ TK chi phí NVL TT: 54.750
Có TK NVL: 54.750
- VL X: 850 x 35 = 29.750
- VL Y: 500 x 50 = 25.000
- Nợ TK chi phí NCTT: 7.400
Nợ TK chi phí sxc: 2.500
Có TK phải trả NLĐ: 9.900
- Nợ TK Chi phí NCTT: 7.400 x 24% = 1.776
Nợ TK chi phí sxc: 2.500 x 24% = 600
Nợ TK phải trả NLĐ: 9.900 x 10,5% = 1.039,5
Có TK phải nộp phải trả khác: 9.900 x 34,5% = 3.415,5
- Nợ TK chi phí sxc: 4.200
Có TK HM TSCĐ: 4.200
- Nợ TK chi phí sxc: 1.500
Có TK TM: 1.500
Câu 4: Giả định SP DD đầu kỳ là 5.000
SP DD cuối kỳ là 17.726
Tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ:
- Chí phí NVL TT: 54.750
- Chi phí NC TT: 7.400 + 1.776 = 9.176
- Chi phí sxc: 2.500 + 600 + 4.200 + 1.500 = 8.800
Chi phí SX KD phát sinh trong kỳ = Chi phí NVL TT + chi phí NCTT + chi phí SXC =72.726.
=> Giá thành sản phẩm A = Chi phí SXKD DD đầu kì + chi phí SX KD phát sinh trong kì – chi phí SX KD DD cuối kì
= 5.000 + 72.726 - 17.726 = 60.000
____________________________________________________
ĐỀ 03
Câu 1:
1. Đúng
Nợ TK: “Quỹ khen thưởng”: 70.000
Có TK: “Phải trả người lao động”: 70.00
=> Nội dung: Tính ra số tiền thưởng lấy từ quỹ khen thưởng trả cho người lao động trị giá 70.000.
2. Đúng
Nợ TK: “Nguyên vật liệu”: 200.000
Có TK: “Chi phí sản xuất chung”: 200.000
=> Nội dung: NVL dùng chung cho phân xưởng cuối kì thừa được nhập lại kho giá trị 200.000
3. Sai
ð Vì nguyên vật liệu và khấu hao không ảnh hưởng đến nhau. Khấu hao TSCĐ phản ánh sự giảm giá trị của TSCĐ vì vậy TK Hao mòn TSCĐ không liên quan gì đến NVL trong DN.
4. Đúng
Nợ TK: “Chi phí tài chính”: 100
Có TK: “Tiền gửi ngân hàng”: 100
- Nội dung: Doanh nghiệp cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán trị giá 100 bằng tiền gửi ngân hàng.
Câu 2:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI ĐẦU KÌ
(đvt: 1.000đ)
Tài sản |
Số tiền |
Nguồn vốn |
Số tiền |
1.Tài sản ngắn hạn:
Ngyên vật liệu
Thành phẩm tồn kho
Tiền mặt
Tiền gửi ngân hàng
Phải thu khách hàng
Sản phẩm dở dang |
947.000+ X
500.000
200.000
150.000
80.000
X
17.000 |
3. Nợ phải trả:
Phải trả người bán
Phải trả công nhân viên
Vay dài hạn ngân hàng |
360.000
115.000
45.000
200.000 |
2. Tài sản dài hạn:
TSCĐ hữu hình
Hao mòn TSCĐ |
1.465.000 1.500.000
(35.000) |
4. Nguồn vốn chủ sở hữu:
Nguồn vốn kinh doanh
Quỹ đầu tư phát triển
LN chưa phân phối |
1.810.000+Y
1.700.000
Y
110.000 |
Tổng tài sản |
2.412.000+X |
Tổng nguồn vốn |
2.170.000+Y |
Chọn X=150.000 => tổng TS=2.562.000
Mà tổng TS= tổng NV
- 2.562.000= 2.170.000+Y
- Y= 392.000
Vậy X= 150.000, Y=392.000
∑ 𝑇𝑆=∑ 𝑁𝑉=2.562.000
Câu 3:
Định khoản:
NV1:
Nợ TK “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”:300.000
Có TK “Nguyên vật liệu”: 300.000
NV2:
Giả định M=50.000
Nợ TK “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: 30.000
Nợ TK “Chi phí sản xuất chung”: 20.000
Nợ TK “Thuế GTGT đc khấu trừ”: 5.000
Có TK “Hàng đang đi đường”: 55.000
Sai sửa bên dưới
Chỉnh sửa: NV là mua VL phụ không nhập kho nghĩa là mình mua ngoài và không nhập kho chứ không phải hàng đang đi đường về nhập kho, vì đây là mua ngoài và không nói gì đến thanh toán nên tài khoản thanh toán theo dõi là TK phải trả người bán.
Định khoản đúng
Nợ TK “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: 30.000
Nợ TK “Chi phí sản xuất chung”: 20.000
Nợ TK “Thuế GTGT đc khấu trừ”: 5.000
Có TK “Phải trả người bán”: 55.000
NV3:
Nợ TK “Chi phí nhân công trực tiếp”: 22.000
Nợ TK “Chi phí sản xuất chung”: 7.000
Có TK “Phải trả công nhân viên”: 29.000
NV4:
Nợ TK “Chi phí nhân công trực tiếp”: 22.000x24%=5.280
Nợ TK “Chi phí sản xuất chung”: 7.000x 24%=1.680
Nợ TK “Phải trả công nhân viên”: 29.000x10,5%=3.045
Có TK “Phải trả, phải nộp khác”: 10.005
NV5:
Nợ TK “Phải trả CNV”: 45.000+29.000-10.005=63.995 Có TK “Tiền mặt”: 63.995
=> sai sửa bên dưới
45.000 kì trước lấy từ bảng số liệu câu 2
Phải trả kì này = 29.000(3) – 29.000 x 10,5% (4) = 25,955 => khoản thanh toán cho NLĐ = 45.000 + 25.955
Định khoản đúng
Nợ TK “PT CNV” :70.955 = 45.000 + 25.955
Có TK “TM” : 70.955
NV6:
Nợ TK “Phải trả người bán”: 55.000
Có TK “Tiền gửi ngân hàng”: 55.000
NV7:
Nợ TK “Chi phí sản xuất chung”: 15.000
Nợ TK “Thuế GTGT được khấu trừ”: 1.500
Có TK Phải trả người bán”: 16.500
NV8:
(8a) Kết chuyển chi phí:
Nợ TK “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: 400.960
Có TK Chi phí NCTT”:22.000(3) + 5.280(4) = 27.280
Có TK “Chi phí SXC”: 20.000(2) + 7.000(3) + 1.680(4) + 15.000(7) = 43.680
Có TK “Chi phí NVL TT”: 300.000(1) + 30.000(2) = 330.000
Giá thành sản phẩm hoàn thành= Chi phí SX KD DD Đầu kì + CP SX KD phát sinh trong kì – Chi phí SX KD DD cuối kì = 17.000+ 400.960=417.960 (nghìn đồng)
Cuối phần yêu cầu đề có nói không có sản phẩm dở dang cuối kì, vì vậy mà “Chi phí SX KD DD cuối kì” = 0.
“Chi phí SX KD DD đầu kì” thì đề yêu cầu sử dụng số liệu câu 2: => Chi phí SX KD DD đầu kì = 17.000
“CP SX KD phát sinh trong kì” chính là 8a vừa tập hợp chi phí
ð Giá đơn vị= 417.960 /1500=278,64 (nghìn đồng)
(8b) Hoàn thành nhập kho:
Nợ TK “Thành phẩm”: 417.960
Có TK “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: 417.960
Câu 4: Áp dụng lời giải của câu 2 và 3
____________________________________________________
ĐỀ 04
Câu 1:
STT |
Ảnh hưởng BCĐ kế toán |
Ảnh hưởng báo cáo KQKD |
NV1 |
Phải trả CNV (NV) 500.000
TM (TS) 500.000 |
Không |
NV2 |
Hàng đang đi đường (TS) 20.000
LN chưa phân phối (NV) 20.000 |
Doanh Thu không đổi
Chi phí QLDN 20.000
ð LN sau thuế 20.000 |
NV3 |
Tiềm mặt (TS) 60.000
LN chưa phân phối (NV) 60.000 |
Doanh Thu không đổi
Chi phí bán hàng 60.000
ð LN sau thuế 60.000 |
NV4 |
CCDC (TS) 13.000
Ứng trước người bán (TS) 13.000 |
Không |
Câu 2:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐẦU KỲ DOANH NGHIỆP X (đv: 1000đ)
Tài sản |
Giá trị |
Nguồn vốn |
Giá trị |
A) tài sản ngắn hạn |
1.218.000 |
C) Nợ phải trả |
555.000 |
- Tiền mặt
- Phải thu khách hàng
- nguyên vật liệu
- tạm ứng
- sản phẩm dở dang
- tiền gửi ngân hàng
- thành phẩm
|
150.000
500.000 (X)
120.000
3.000
15.000
180.000
250.000 |
- phải trả người bán
- vay ngắn hạn
- phải trả công nhân viên
|
125.000
300.000
130.000
|
B) Tài sản cố định
- hao mòn TSCĐ
- TSCĐ hữu hình
|
1.000.000
(150.000)
1.150.000 |
D) Nguồn vốn hủ sở hữu
- lợi nhuận chưa phân phối
- nguồn vốn kinh doanh
|
1.663.000
158.000 (Y)
1.505.000 |
Tổng tài sản |
2.218.000 |
Tổng nguồn vốn |
2.218.000 |
(giả định phải thu khách hàng (X) có giá trị 500000, lơi nhuận chưa phân phối 158000) Làm tương tự như câu 2 trang 11 và 12
Câu 3:
NV1
Nợ TK Chi Phí nguyên vật liệu trực tiếp: 200.000
Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ: 20.000
Có TK Vay Ngắn Hạn: 220.000
NV2
Nợ TK Chi Phí NVL trực tiếp: 40.000
Nợ TK Chi Phí sản xuất chung: 30.000
Có TK Nguyên Vật Liệu( Phụ): 70.000 NV3
Nợ TK Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp: 32.000
Nợ TK Chi Phí Sản Xuất Chung; 14.000
Có TK Phải Trả Công Nhân Viên: 46.000
NV4
Nợ TK Chi Phí nhân công trực tiếp: 32.000*0.24= 7.680
Nợ TK Chi Phí sản xuất chung: 14.000*0.24= 3.360
Nợ TK Phải Trả công nhân viên: 46.000*0.105= 4.830
Có TK Phải trả, phải nộp khác:15.870
- BHXH: 46000*0.26= 11.960
- BHYT: 46000*0.045=2.070
-KPCĐ: 46000*0.02=920
-BHTN: 46000*0.02=920
NV5
Nợ TK Phải Trả công nhân viên: 130.000
Có TK Tạm ứng:3.000
Có TK Tiên mặt; 127.000
130.000 sử dụng số liệu ở câu 2 trên TK phải trả CNV
NV6
Nợ TK chi phí sản xuất chung: 30.000
Có TK hao mòn TSCĐ; 30.000
NV7 Giả định m = 110.000
Nợ TK chi phí sản xuất chung: 100.000
Nợ TK thuế GTGT được khấu trừ: 10.000
Có TK Phải trả người bán: 110.000
NV8 không có sản phảm dở dang cuối kỳ
- Nợ TK Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh Dở Dang: 457.040
Có TK CP SXC: 30.000(2)+ 14.000(3)+3.360(4) 30.000(6)+ 100.000(7)= 177.360
Có TK chi phí NVL tt: 200.000(1)+ 40.000(2)= 240.000
Có TK chi phí nhân công trực tiếp: 32.000(3) + 7.680(4) =39.680
- Nợ TK Thành phẩm: 15000+ 457.040= 472.040
Có TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: 472.040
Giá thành sản xuất = CP SX KD DD đầu kì + CP SX KD phát sinh trong kì – CP SX KD DD cuối kì
= 15.000 (số liệu câu 2 sản phẩm dở dang) + 457.040 = 472.040
Câu 4: Phản ánh: ai không biết làm có thể xem kết quả trên group fb: Ôn luyện Nguyên lý kế toán (bài gym)
____________________________________________________
ĐỀ 05
Câu 1:
1. SAI Hao mòn TSCĐ dùng cho văn phòng công ty nên trích khấu hao sẽ tính vào chi phí QLDN chứ không không tính vào CP sản xuất vì vậy nó sẽ không vào giá thành sản phẩm.
2. SAI Doanh thu được ghi nhận khi chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích của tài sản và khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng. Nếu khách hàng thanh toán hết tiền hàng trước (ta chưa giao hàng) chúng ta sẽ ghi nhận trên tài khoản Khách hàng ứng trước.
Câu 2:
Doanh nghiệp tính giá theo phương pháp nhập trước – xuất trước (đv: 1000đ)
NV1
Nợ TK Thành Phẩm: 250*960 =240.000
Có TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: 240.000
ð Nhập kho 250sp đơn giá 960/sp
NV2
- Nợ TK giá vốn hàng bán: 130.000
Có TK hàng gửi bán: 130.000
- Nợ TK Tiền gửi ngân hàng: 187.000
Có TK Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: 170.000 Có TK Thuế GTGT phải nộp: 17.000
Giá trị 130.000 lấy ở số dư đầu kì của TK hàng gửi bán cho ở đầu bài
NV3
a) Nợ TK Giá vốn hàng bán: 252.000
Có TK Thành phẩm: 240*399.000/380 = 252.000 b) Nợ TK Tiền gửi ngân hàng: 276.400 Nợ TK Khách hàng ứng trước: 80.000
Có TK Doanh thu từ HĐ bán hàng và cc dịch vụ: 356.400/1.1 = 324.000 Có TK Thuế GTGT phải nộp: 32.400
399.000 là giá trị của 380 thành phẩm ở thời điểm đầu kì, do doanh nghiệp này áp dụng phương pháp tính giá xuất kho là FIFO nên bạn ấy lấy 240 sp * ĐG ở thời điểm đầu kì (399.000/380)
Giá trị Khách Hàng ứng trước : 80.000 bạn ấy cũng lấy ở thời điểm đầu kì trên TK KH ứng trước.
NV4
Nợ TK Tiền mặt: 145.000/2= 72.500
Có TK Phải thu khách hàng: 72.500
Số tiền khách hàng nợ kì trước là khoản tiền nằm trên TK phải thu khách hàng ở thời điểm đầu kì , các bạn xem ở trên đầu bài.
NV5
a) Nợ TK Hàng gửi bán: 70*399.000/380= 73.500 Có TK Thành phẩm: 73.500 b) Nợ TK Phải thu khác: 3300
Có TK Tiền mặt: 3300
NV6
Nợ TK Hàng gửi bán: (380-240-70)*399.000/380 + 100*960 = 169.500
Có TK Thành phẩm: 169.500
NV7
- Nợ TK Giá vốn hàng bán:73.500
Có TK Hàng gửi bán: 73.500
- Nợ TK Tiền mặt: 55.825
Sai sửa bên dưới:
Có TK Doanh thu từ HĐ bán hàng và cc dịch vụ: 70*1595/(1.1x2) =50.750 Có TK Thuế GTGT phải nộp: 5.075
Chỉnh sửa: Khách hàng chấp nhận thanh toán rồi => ta sẽ ghi nhận toàn bộ Doanh thu.
Định khoản đúng là:
Nợ TK Tiền mặt: (70*1.595):2=55.825
Nợ TK Phải thu khách hàng : 55.825
Có TK Doanh thu bán hàng và cc dv: 101.500
Có TK thuế GTGT phải nộp: 10.150
NV8
Nợ TK Chi phí bán hàng: 95.000
Nợ TK Chi phí quản lý doanh nghiệp: 125.000
Có TK Tiền mặt: 220.000
CÂU 3:
KẾT CHUYỂN CHI PHÍ
Nợ TK Xác định kết quả kinh doanh: 675.500
Có TK Giá vốn hàng bán: 130.000(2a) +252.000(3a)+73.500(7a)=455.500
Có TK Chi phí bán hàng: 95.000
Có TK Chi phí quản lý doanh nghiệp: 125.000
KẾT CHUYỂN DOANH THU
Nợ TK doanh thu từ hoạt động BH và CCDV: 170.000(2b)+
324.000(3b)+101.500(7b)= 595.500
Có TK Xác định kết quả kinh doanh: 595.500
KẾT CHUYỂN LỖ
Nợ TK Lợi nhuận chưa phân phối: 80.000
Có TK Xác định kết quả kinh doanh: 80.000
CÂU 4:
Nếu công ty GTV tính giá xuất hàng tồn kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ
=> ảnh hưởng đến nghiệp vụ 3, 5, 6,7
=> ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán ở NV 3, 7 => ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Giá xuất kho đơn vị theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ ta có:
GIÁ XK= (399.000+ 250*960)/(380+250) = 1.014,286/sp
NV3, NV7
- Giá vốn hang bán theo pp bq cả kì dự trữ:
Giá vốn hàng bán2 = giá xk (NV32 )+ giá xk (NV72 ) = (240+70)*1.014,286 +130.000 =
444.428,66
- Gía vốn hang bán thep pp FIFO ;
Giá vốn hàng bán1= 252.000+ 73.500 +130.000 = 455.500
Giá vốn hàng bán2 - Giá vốn hàng bán1 = -11.071,34 như vậy giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ sẽ giảm đi so với việc tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO là 11071.34
=> lợi nhuận chưa pp sẽ tăng lên một lượng 11.071,34
Chúc các bạn có một kỳ thi thật tốt !!
Xem thêm về nguyên lý kế toán tại đây