20 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ LƯỢNG

Ngày: 01/06/2020
Hiện tại chắc các em đã học xong chương trình học trên trường và đây là khoảng thời gian chúng ta nghỉ ngơi sau đó bắt đầu chuỗi ngày ôn thi học kì. KTL là một trong những môn thi gần cuối cùng (30/6 và 1/7) nhưng đây không phải là môn có thể học trong ngày 1 ngày 2 mà đạt được kết quả cao. Nên các em hãy bắt đầu ôn tập dần đi nhé. Các em có thể gửi những câu hỏi, bài tập vào group Ôn luyện Toán cao cấp, xác suất thống kê toán và kinh tế lượng NEU ✅ để cùng nhau trao đổi và nhận được hỗ trợ sớm nhất từ các Mentor.
Ảnh group facebook:



Đây là một số câu hỏi về số liệu, mô hình, giải thích, dạng hàm.
Những câu khá dễ kiếm điểm trong đề thi, các em có thể tham khảo. Đáp án chị sẽ up vào ngày 25/6 nhé
 

 
20 CÂU TRẮC NGHIỆM KTL VỀ SỐ LIỆU, MÔ HÌNH, GIẢI THÍCH, DẠNG HÀM

 
1. Dữ liệu theo quý về GDP của 63 tỉnh ở Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2018 là kiểu số liệu nào? A. Chuỗi thời gian
B. Mảng
C. Chéo
D. Dữ liệu theo không gian

 
2. Trong hàm hồi quy tổng thể:
E(GDP|I) = 108 + 2I
Với GDP là tổng sản phẩm quốc dân (triệu USD), I là đầu tư (triệu USD).
Con số “108” cho biết gì?
A. Khi đầu tư tăng 1 triệu USD thì tổng sản phẩm quốc dân trung bình tăng 108 triệu USD
B. Khi đầu tư tăng 1 triệu USD thì tổng sản phẩm quốc dân trung bình là 108 triệu USD
C. Khi đầu tư bằng 0 thì tổng sản phẩm quốc dân trung bình là 108 triệu USD
D. Khi đầu tư không đổi thì tổng sản phẩm quốc dân trung bình là 108 triệu USD

 
3. Với số liệu của 60 cửa hàng, Q là lượng bán, P là giá bán, PC là giá hàng hóa cạnh tranh, có kết quả ước lượng:
Q = 244,2 – 2,248P + 1,654PC + e
Trong mẫu, nếu P giảm 1 đơn vị và PC tăng 1 đơn vị thì Q trung bình sẽ thay đổi là:
A. 3,902 đơn vị
B. 0,594 đơn vị
C. -3,902 đơn vị
D. -0,594 đơn vị
 
 

5. Với bộ số liệu của 88 người ta có kết quả như sau: ESS = 4,19; RSS = 5,62. Tính hệ số xác định của hàm hồi quy. A. 0,254
B. 0,427
C. 0,746
D. Đáp án khác
 
Các em có thể luyện tập thi thực hành trắc nghiệm khách quan để nâng cao kĩ năng làm bài nhé: Trắc ghiệm Kinh tế Lượng 



 
6. Sau khi hồi quy mô hình
Q = β1 + β2P + u
với Q, P là lượng bán và giá bán, tìm được hệ số xác định là 0,7.
Có thể nói:
A. Sự thay đổi của giá bán giải thích được 70% sự thay đổi của lượng bán
B. Sai số ngẫu nhiên giải thích được 70% sự thay đổi của lượng bán
C. Sự thay đổi của lượng bán giải thích được 70% sự thay đổi của giá bán
D. Sự thay đổi của giá bán giải thích được 30% sự thay đổi của lượng bán
 

 
 
8. Hàm cầu về 1 loại hàng hóa theo thu nhập có dạng:
ln(Q) = β1 + β2ln(TN) + u
Với Q lượng cầu về hàng hóa, TN thu nhập.
Khi nào hàng hóa là thiết yếu?
 
A. β2 > 0
B. 0 < β2 < 1
C. β2 > 1
D. β2 < 0
 
 
9. Cho kết quả ước lượng một số doanh nghiệp sản xuất, trong đó PR là năng suất, W là tiền công bình quân trả cho người lao động, B là tiền thưởng bình quân:
PR^= 11,5+2,8W8W+1,8B 
Trong mẫu, khi so sánh tác động của việc tăng 1 đơn vị hai loại tiền công và tiền thưởng đến năng suất, kết luận nào sau đây là phù hợp?
A. PR tác động đến B mạnh hơn tác động đến W
B. PR tác động đến W mạnh hơn tác động đến B
C. W tác động đến PR mạnh hơn so với B
D. B tác động đến PR mạnh hơn so với W

 
10. Với số liệu của 88 vùng chuyên canh trồng lúa về tác động của phân bón đến năng suất, có kết quả như sau:
NS^=5,18+5,44HC44HC+2,99VC
Với NS là năng suất, HC và VC là lượng phân bón hữu cơ và vô cơ. Hệ số xác định R2 = 0,88.
Khi đó hệ số xác định hiệu chỉnh R^2=0,88 bằng:
A. 0,880
B. 0,877
C. 0,123
D. 0,120
 

 
11. Cho Q, K, L lần lượt là sản lượng, vốn, lao động của các doanh nghiệp. Từ mẫu 80 quan sát thì có kết quả sau:
Q = - 8080 + 520 Log(K) + 395 Log(L) + e
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi vốn tăng 1% và lao động không đổi thì sản lượng trung bình tăng 5,2 đơn vị
B. Khi lao động tăng 1% và vốn không đổi thì sản lượng trung bình tăng 395%
C. Khi vốn và lao động đều bằng 1 thì sản lượng trung bình là (-8080) đơn vị
D. Khi lao động tăng 1% và vốn không đổi thì sản lượng trung bình tăng 3,95 đơn vị
 
 
12. Cho mô hình hồi quy:
Y^ = 10 + 0,66X
Tính giá trị phần dư tại điểm X = 40, Y = 30?
A. – 6,4
B. 36,4
C. 6,4
D. 10
 



 


Đăng ký học đầy đủ Kinh tế Lượng cùng Mentor  Bùi Huế để lấy lại gốc ngay hôm nay




16. Trong mô hình hồi quy bội, các giả thiết của phương pháp OLS có khác gì so với mô hình hồi quy đơn? A. Trong mô hình hồi quy bội, có thêm một giả thiết là không có tự tương quan của sai số
B. Trong mô hình hồi quy bội, có thêm một giả thiết là mẫu ngẫu nhiên, độc lập
C. Các giả thiết của phương pháp OLS ở 2 mô hình là như nhau
D. Trong mô hình hồi quy bội, có thêm một giả thiết là giữa các biến độc lập không có quan hệ cộng tuyến với nhau
 

 
 
18. Cho kết quả ước lượng số liệu chuỗi thời gian, từ quý 1/2009 đến quý 4/2018. E là lượng tiêu thụ điện cho sinh hoạt, P là chỉ số giá điện sinh hoạt, Y là thu nhập của người dân, G là chỉ số giá Gas dân dụng, TEM là nhiệt độ bình quân của quý (độ C).
Obs: 40 Dep.var LOG(E)
Variable Coef.
C 0.452
LOG(P) -0.208
LOG(Y) 0.783
LOG(G) 0.028
TEM -0.551
TEM^2 0.011
Cho biết nhiệt độ nào thì tiêu dùng điện ít nhất? Chọn đáp án gần nhất với số nhiệt độ đó.
A. 25
B. 15
C. 20
D. 30
 
19. Hồi quy lượng bán Q (kg) theo giá bán P (trăm nghìn/kg) ta có:
Q^ = 150 – 1100ln(P)
Chọn phát biểu sai
A. Khi giá bán tăng 1% thì lượng bán trung bình tăng 11 kg
B. Khi giá bán bằng 100.000/g thì lượng bán trung bình là 150 kg
C. Khi giá bán giảm 1% thì lượng bán trung bình tăng 1100 kg
D. Tất cả đều sai
 


 
Nếu còn bất cứ thắc mắc gì các bạn có thể gặp trực tiếp chị ở lớp học Offline sớm nhất cùng trao đổi nhé Đăng kí học ngay